Trấn Yên: Tích cực tuyên truyền, kiểm tra chặt chẽ về an toàn thực phẩm

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/9/2021 | 7:30:54 AM

YênBái - Hiện nay, Trấn Yên có 1.483 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, chợ, bếp ăn tập thể trong trường học, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Công tác kiểm tra được quan tâm, công tác tuyên truyền, giáo dục được thực hiện tích cực nên từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Trấn Yên không để xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào.

56 bếp ăn tập thể trong trường học trên địa bàn huyện Trấn Yên luôn đặc biệt quan tâm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
56 bếp ăn tập thể trong trường học trên địa bàn huyện Trấn Yên luôn đặc biệt quan tâm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đồng chí Nguyễn Mạnh Hà - Trưởng phòng Y tế huyện Trấn Yên cho biết: "Ngay từ đầu năm, Phòng đã tham mưu với UBND huyện, Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm (ATTP) huyện các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn. Nhờ đó, các cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã nâng cao ý thức, trách nhiệm, thực hiện cơ bản đầy đủ các quy định của pháp luật về ATTP và giúp người dân nhận biết được các nguy cơ mất ATTP, biết cách lựa chọn thực phẩm an toàn”.

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo được từ huyện đến các xã, thị trấn, Trấn Yên đã triển khai kế hoạch đảm bảo ATTP trên địa bàn huyện năm 2021, đảm bảo ATTP trong dịp tết Nguyên đán Tân Sửu và mùa lễ hội xuân năm 2021, triển khai công tác hậu kiểm về ATTP năm 2021, kiểm tra công tác ATTP trong trường học, triển khai "Tháng hành động vì ATTP”, đặc biệt là đảm bảo ATTP phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.

Hiện nay, Trấn Yên có 720 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có giấy đăng ký kinh doanh, 335 cơ sở sản xuất, chế biến nhỏ lẻ không có giấy phép kinh doanh (làm đậu, nấu rượu thủ công…) và 337 cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. 

Để đảm bảo ATTP trên địa bàn, bên cạnh quan tâm công tác tuyên truyền pháp luật về ATTP, Trấn Yên tổ chức cho 1.483 cơ sở, hộ sản xuất ký cam kết đảm bảo ATTP và cam kết thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 với tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố; tổ chức 45 đoàn kiểm tra về ATTP. Trong đó: 42 đoàn cấp xã, 3 đoàn liên ngành huyện thực hiện kiểm tra: 693 lượt cơ sở, trong đó 56 bếp ăn tập thể trong trường học. 

Qua kiểm tra cho thấy, trên địa bàn vẫn còn một số cơ sở chưa đảm bảo về hạ tầng, vật chất, vệ sinh. Một số cơ sở nhỏ lẻ còn kinh doanh sản phẩm thực phẩm hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, giấy khám sức khỏe, xác nhận kiến thức của người bán hàng hết hiệu lực hoặc chưa có, chưa vệ sinh sạch sẽ thường xuyên khu vực kinh doanh. Cơ quan chức năng đã yêu cầu các cơ sở khắc phục những tồn tại, hạn chế; tiêu hủy tại chỗ những sản phẩm, thực phẩm hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. 

Tuy đã tăng cường công tác quản lý Nhà nước về ATTP, những tháng đầu năm, trên địa bàn không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nhưng trong công tác đảm bảo ATTP ở Trấn Yên vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như: việc rà soát thống kê các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm chưa được đầy đủ, chính xác do biến động của các cơ sở; việc quản lý, thực hiện nhiệm vụ của các xã, thị trấn về ATTP chưa chuyên sâu; năng lực kiểm nghiệm thực phẩm còn nhiều hạn chế... 

Nguyên nhân được xác định là do ATTP là một lĩnh vực rộng, các thực phẩm thuộc ngành nông nghiệp quản lý đều xuất phát từ người dân, do người dân trồng cấy, chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ theo hộ gia đình, còn lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích trong sản xuất, do vậy, rất khó khăn trong công tác quản lý. Cấp ủy, chính quyền một số xã có lúc chưa thực sự quan tâm đến công tác ATTP; trong khi cán bộ làm công tác ATTP không chỉ tuyến xã, thị trấn mà cả tuyến huyện còn thiếu số lượng, lại kiêm nhiệm. 

Do vậy, việc tham mưu, triển khai công tác đảm bảo ATTP tại địa phương chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Mặt khác, người sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, theo mùa vụ, tự hình thành không khai báo nên các ngành chức năng không nắm bắt được và chưa quản lý các cơ sở kinh doanh loại này. 

Thời gian tới, Trấn Yên sẽ tăng cường quản lý Nhà nước về ATTP. Các ngành chức năng tiến hành rà soát, nắm chắc các cơ sở, hộ gia đình, sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Tập trung công tác kiểm tra, giám sát chuyên ngành theo kế hoạch hoặc đột xuất và xử lý nghiêm các vi phạm về ATTP.

Tăng cường tuyên truyền sâu rộng đến từng hộ dân nhằm nâng cao nhận thức của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng thông qua nhiều kênh thông tin, tuyên truyền; xây dựng quy mô các mô hình chăn nuôi, trồng trọt an toàn; trước mắt, tập trung cao độ đảm bảo ATTP cho dịp Trung thu năm 2021, góp phần bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Thành Trung

Tags Trấn Yên cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh thực phẩm bếp ăn tập thể

Các tin khác
Cán bộ Bảo hiểm xã hội tỉnh tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện đến người dân xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái. (Ảnh minh họa)

Tỉnh ủy Yên Bái vừa ban hành Văn bản số 474 về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Ngày 7/9, bé trai Nguyễn Anh T. được gia đình đưa vào Trung tâm Cấp cứu 115 (Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương) sau khi nuốt một chiếc van xe đạp cũ.

Thực hiện Nghị quyết 68 và Quyết định 23 về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid – 19, ngành bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái đã khẩn trương rà soát, thực hiện đồng bộ các giải pháp để triển khai nhanh chóng, kịp thời các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đến các đối tượng.

Năm 1965, UNESCO đã chọn ngày 8-9 hằng năm là Ngày Quốc tế xoá nạn mù chữ. Ngày này được kỷ niệm hàng năm nhằm nâng cao tầm quan trọng của việc biết đọc biết viết đối với sự phát triển của mỗi cá nhân và cộng đồng trong xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục