Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy định quản lý động, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/9/2021 | 9:51:42 AM

Ngày 22/9, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 84/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong đó, Nghị định bổ sung khoản 29 Điều 3 giải thích động vật hoang dã, thực vật hoang dã là những loài động vật, thực vật sinh sống, phát triển trong sinh cảnh tự nhiên, nhân tạo hoặc loài động vật, thực vật được nuôi, trồng trong môi trường có kiểm soát nhưng không phải là vật nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi, thuộc một trong các trường hợp là: Loài động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; Loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục của CITES…

Bên cạnh đó, Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 14 về điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES không vì mục đích thương mại như sau: "Trong quá trình nuôi, trồng phải lập sổ theo dõi nuôi, trồng theo mẫu, định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, về lâm nghiệp, về môi trường cấp tỉnh".

Ngoài ra, Nghị định cũng sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 15 về điều kiện nuôi, trồng các loài động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES vì mục đích thương mại. Theo đó, các loài động vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES thuộc các lớp thú, chim, bò sát lần đầu tiên đăng ký nuôi tại cơ sở phải được Cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản về việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài khác có liên quan trong tự nhiên theo trình tự như sau:

Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký mã số cơ sở, Cơ quan cấp mã số theo quy định tại Nghị định này có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị xác nhận đến Cơ quan khoa học CITES Việt Nam.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp mã số, Cơ quan khoa học CITES Việt Nam có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đối với nội dung xác nhận ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng của việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài khác có liên quan trong tự nhiên.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 30/11/2021.
(Theo VOV)

Các tin khác

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7 giờ ngày 23-9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 111,9 độ Kinh Đông, cách bờ biển Phú Yên khoảng 280km, cách bờ biển Bình Định khoảng 290km, cách bờ biển Đà Nẵng khoảng 500km.

Hội viên phụ nữ xã An Thịnh cùng người dân tham gia dọn dẹp các đoạn đường hoa.

Với 2 giáo xứ và 1 họ giáo, hơn 65% dân số theo đạo Thiên chúa, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã An Thịnh, huyện Văn Yên xác định rõ, công tác tuyên truyền, vận động, đoàn kết phụ nữ Công giáo tham gia sinh hoạt Hội và các phong trào thi đua là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Từ đó, Hội đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Đồng bào Mông xã Suối Giàng trình diễn kỹ thuật xao chè Shan.

Thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Văn Chấn đã có nhiều đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, linh hoạt triển khai các phong trào thi đua hướng mạnh về cơ sở. Với những nỗ lực phấn đấu, Hội đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, góp phần vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn.

Mô hình trồng dâu nuôi tằm của phụ nữ xã Việt Thành.

Thông qua hoạt động nhận ủy thác vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), những năm qua, các cấp hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) trong tỉnh Yên Bái đã giúp hàng nghìn gia đình hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn thoát nghèo vươn lên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục