YênBái - Với mong muốn tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho chị em phụ nữ những lúc nông nhàn, qua đó thực hiện có hiệu quả mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, thời gian qua, Hội Phụ nữ xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ đã chỉ đạo Chi hội Phụ nữ thôn Bản Bay thành lập Tổ hợp tác (THT) Nuôi tằm ăn lá sắn cho hiệu quả kinh tế ổn định.
|
Cán bộ Hội Phụ nữ xã Nghĩa Phúc thăm tổ hợp tác nuôi tằm lá sắn tại Chi hội thôn Bản Bay.
|
Mô hình nuôi tằm ăn lá sắn của gia đình chị Hồ Thị Hằng, hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Bản Bay được đánh giá là mô hình kinh tế khá hiệu quả. Sẵn có diện tích trồng sắn tương đối rộng với hơn 500 m2, sau khi được cán bộ Hội hướng dẫn kỹ thuật cũng như đi tham quan học tập mô hình ở các địa phương khác, gia đình chị Hằng đã mạnh dạn mua 4 gói trứng tằm về nuôi thử nghiệm. Sau gần 20 ngày nuôi, chị thu được 50 kg tằm thịt, với giá bán bình quân 100.000 đồng/kg, trừ chi phí cho thu lãi từ 3 - 5 triệu đồng/lứa.
Nhận thấy việc nuôi tằm đơn giản mà hiệu quả kinh tế cao, chị Hằng đã vận động thêm các chị em trong thôn có diện tích trồng sắn rộng thành lập THT. Trước mắt, THT mới có 5 thành viên, song sau gần 1 tháng đi vào hoạt động, mô hình đã phát huy hiệu quả giúp chị em phụ nữ có thêm thu nhập những lúc nông nhàn.
Thực tế nuôi tằm ăn lá sắn không cần nhiều vốn, chỉ cần sắm một số nong tre, dành một phần diện tích làm khu nuôi và trồng nhiều sắn để chủ động thức ăn cho tằm; nhà nuôi tằm phải thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông; tằm ăn lá sắn cũng ít bị bệnh và chịu được thời tiết khắc nghiệt, thời gian sinh trưởng lại nhanh hơn.
Theo hạch toán, mỗi nong tằm chỉ cần đầu tư khoảng 100.000 đồng tiền giống sau khoảng 20 ngày có thể thu được từ 12 - 15 kg tằm thịt, với giá bán bình quân như hiện nay khoảng 100.000 đồng/kg thì mỗi nong tằm cho thu nhập khoảng 1,5 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 1,2 triệu đồng/nong, bình quân mỗi năm nuôi được 15 lứa và chỉ cần vài trăm mét vuông diện tích trồng sắn để nuôi tằm là mỗi năm cũng có thêm nguồn thu vài chục triệu đồng. Vì thế, nuôi tằm lá sắn rất phù hợp để giải quyết việc làm lúc nông nhàn.
Chị Sầm Thị Tâm - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Nghĩa Phúc cho biết: "Để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của Hội, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến vấn đề tạo việc làm nâng cao thu nhập cho hội viên bằng việc thành lập các THT, nhóm hộ sản xuất. Hiện tại, Hội Phụ nữ xã đã thành lập được 8 THT về trồng trọt, chăn nuôi và bước đầu phát huy hiệu quả. Từ hiệu quả thiết thực trong phát triển chăn nuôi tằm lá sắn, thời gian tới Hội Phụ nữ xã sẽ chỉ đạo nhân rộng mô hình sang các chi hội khác. Bên cạnh đó, Hội cũng phối hợp với các ngành, đoàn thể, cấp ủy chính quyền xã đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi tằm lá sắn giúp chị em hội viên. Qua đó góp phần duy trì và phát triển tổ hợp ngày một hiệu quả”.
Thanh Tân
Tags
nông nhàn
Bản Bay
Tổ hợp tác
nuôi tằm ăn lá sắn
Hội Phụ nữ xã Nghĩa Phúc
thị xã Nghĩa Lộ
Thời gian qua, nhờ sự chủ động, tích cực của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương tỷ lệ học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đang tăng dần.
Mặc dù số trẻ em tử vong do đuối nước liên tục giảm qua các năm, nhưng tỷ lệ này vẫn còn cao. Tỷ suất trẻ tử vong do đuối nước ở Việt Nam cao hơn các nước Đông Nam Á.
Ngày 23/9, Bộ LĐ-TB&XH có văn bản số 3234/LĐTBXH-TE gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc triển khai kịp thời các biện pháp chăm sóc trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19.
Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp dẫn đến tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) có dấu hiệu tăng trở lại. Việc các đơn vị, doanh nghiệp trốn nợ, nợ đọng BHXH kéo dài gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động (NLĐ).