Chiến lược quốc gia cấp nước sạch, vệ sinh nông thôn đến năm 2030

  • Cập nhật: Thứ sáu, 26/11/2021 | 7:38:57 AM

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 1978/QĐ-TTg ngày 24/11/2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đến năm 2045, phấn đấu 100% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch và vệ sinh an toàn, bền vững.
Đến năm 2045, phấn đấu 100% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch và vệ sinh an toàn, bền vững.

Mục tiêu tổng thể của Chiến lược là đảm bảo người dân nông thôn được quyền tiếp cận sử dụng dịch vụ cấp nước sạch công bằng, thuận lợi, an toàn với chi phí hợp lý; đảm bảo vệ sinh hộ gia đình và khu vực công cộng, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh; bảo vệ sức khỏe, giảm các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Chiến lược phấn đấu đến năm 2030 có 65% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy chuẩn với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày. 100% hộ gia đình nông thôn, trường học, trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn; 100% người dân nông thôn thường xuyên thực hiện vệ sinh cá nhân.

Chiến lược phấn đấu 25% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, 15% nước thải sinh hoạt được xử lý; 75% hộ chăn nuôi, trang trại được xử lý chất thải chăn nuôi.

100% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch

Đến năm 2045, phấn đấu 100% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch và vệ sinh an toàn, bền vững; 50% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, 30% nước thải sinh hoạt được xử lý; 100% hộ chăn nuôi, trang trại được xử lý chất thải chăn nuôi.

Để đạt được mục tiêu trên, Chiến lược đưa ra các giải pháp cụ thể. Về cấp nước sạch nông thôn, Chiến lược thực hiện đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung gắn với khai thác, quản lý vận hành theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo an ninh nguồn nước, thích ứng biến đổi khí hậu; đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung quy mô lớn, đồng bộ, liên xã, liên huyện, kết nối với hệ thống cấp nước đô thị ở những nơi phù hợp để đảm bảo công trình hoạt động hiệu quả, bền vững; ưu tiên sử dụng nguồn nước từ hệ thống công trình thủy lợi, hồ chứa, đập dâng cho cấp nước sinh hoạt.

Thí điểm cây ATM cung cấp nước uống trực tiếp cho cụm dân cư, trường học

Nhân rộng áp dụng mô hình thu, xử lý và trữ nước an toàn hộ gia đình; thí điểm áp dụng kiốt, cây ATM cung cấp nước uống trực tiếp cho cụm dân cư, trường học trong trường hợp khẩn cấp do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh.

Đối với vệ sinh nông thôn, ứng dụng và phổ biển các giải pháp công nghệ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh đơn giản, phù hợp tập quán địa phương và khả năng chi trả của người dân; hỗ trợ kỹ thuật xây dựng, quản lý sử dụng công trình vệ sinh hộ gia đình, vệ sinh công cộng đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn; tiếp cận đồng bộ dịch vụ vệ sinh an toàn gắn với truyền thông thay đổi hành vi và phát triển thị trường.

Đồng thời, thí điểm áp dụng các mô hình công nghệ thu gom và xử lý nước thải chi phí thấp, hạn chế hóa chất, sử dụng năng lượng tái tạo, ít phát sinh chất thải thứ cấp phù hợp với đặc điểm và quy mô khu dân cư nông thôn tập trung.

Quản lý chất thải chăn nuôi đảm bảo đúng yêu cầu quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo mùi, khí thải, nước thải, chất thải rắn phát sinh từ cơ sở chăn nuôi không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, không gây ô nhiễm môi trường. Hộ chăn nuôi, chủ trang trại chăn nuôi chịu trách nhiệm xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo đúng quy định.

Thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ người dân xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh và xử lý chất thải chăn nuôi…

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Tận dụng mọi khoảng trống để trồng rau xanh là chuyện phổ biến nhất trong các khu dân cư nội thị. Song, một nhà có rau ăn, cả phố ngửi mùi hôi thối lại là câu chuyện khác!

Nhân viên Đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế xã Báo Đáp tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Nhằm nâng cao tỷ lệ bao phủ người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm tự nguyện (BHTN), thời gian qua, huyện Trấn Yên đã xây dựng và triển khai nhiều giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao tỷ lệ bao phủ dân số tham gia BHXH, BHYT. Đến hết tháng 11/2021, tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 94%, huyện phấn đấu hết năm 2021 đạt trên 96%.

Đám cưới đặc biệt của chú rể quê Yên Bái chỉ nhận mừng bằng những cuốn sách ở Đường sách thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh: Báo Pháp luật)

Đám cưới chú rể Tú Anh (quê Yên Bái) và cô dâu Tuyết Mai (quê An Giang) vừa diễn ra tại Đường sách TPHCM vào ngày 21/11 vừa qua là một đám cưới đặc biệt: Không tiệc rượu, tiệc trà, không xe hoa, cổng chào, không bánh cưới, chú rể, cô dâu và khách đều lăng xăng quanh mấy tiệm sách chọn sách thiếu nhi, sách khoa học.

Người khuyết tật huyện Văn Yên được tặng xe lăn tại chương trình.

Ngày 24/11, UBND huyện Văn Yên, Hội Chữ thập đỏ tổ chức trao tặng 25 chiếc xe lăn cho 18 người khuyết tật ở huyện Văn Yên và 7 chiếc cho Trung tâm Y tế huyện Văn Yên phục vụ tại các tổ, chốt phòng dịch Covid-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục