Trấn Yên chú trọng giảm sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ năm, 2/12/2021 | 1:58:26 PM

YênBái - Trấn Yên đưa tiêu chí không sinh con thứ ba trở lên vào hương ước, quy ước của thôn, bản, tổ dân phố và làm cơ sở để xem xét công nhận đơn vị đạt chuẩn văn hóa. Gắn kết quả thực hiện các mục tiêu về giảm mức sinh với đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền, nhất là đối với trách nhiệm của người đứng đầu.

Cán bộ chuyên trách dân số xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên tuyên truyền các biện pháp KHHGĐ cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Cán bộ chuyên trách dân số xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên tuyên truyền các biện pháp KHHGĐ cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 38,47% dân số,  huyện Trấn Yên có 4 thôn đặc biệt khó khăn thuộc 2 xã Hồng Ca và Lương Thịnh. Cụ thể hóa Chương trình, thực hiện chỉ tiêu giảm sinh hàng năm ở vùng đồng bào DTTS theo Chương trình hành động số 18 của Tỉnh ủy, huyện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thay đổi hành vi; củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) trên địa bàn huyện đến năm 2030; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng, gia đình, tập thể, cộng đồng không có người sinh con thứ ba trở lên. 

Ông Nguyễn Thành Lê - Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết: "Trấn Yên đưa tiêu chí không sinh con thứ ba trở lên vào hương ước, quy ước của thôn, bản, tổ dân phố và làm cơ sở để xem xét công nhận đơn vị đạt chuẩn văn hóa. Gắn kết quả thực hiện các mục tiêu về giảm mức sinh với đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền, nhất là đối với trách nhiệm của người đứng đầu”. 

Từ đầu năm đến nay, huyện Trấn Yên đã truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ cho 1.237 người dân; tổ chức 278 buổi thảo luận nhóm nhỏ, nói chuyện chuyên đề với 4.064 lượt đối tượng tham gia; tư vấn trực tiếp cho 2.790 đối tượng tại hộ, cấp phát 455 tờ rơi tuyên truyền... 

Đặc biệt, đối với các xã vùng DTTS đã tổ chức các loại hình cung cấp dịch vụ KHHGĐ phù hợp, đảm bảo mọi người dân có thể tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ; tổ chức các chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ; thực hiện phân phối phương tiện tránh thai dựa vào cộng đồng qua mạng lưới nhân viên y tế thôn, bản kiêm cộng tác viên dân số... Năm 2021, Trấn Yên có 70% cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại; tỷ suất sinh thô là 12,5... Đến nay, tỷ lệ giảm sinh năm 2021 so với năm 2020 là 1,10/00, góp phần thực hiện mục tiêu giảm sinh hàng năm của địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được còn một số tồn tại như mức sinh không ổn định, còn chênh lệch giữa các xã trong huyện; những xã đông dân, xã vùng cao tỷ suất sinh thô cao; nguồn cung cấp phương tiện tránh thai còn hạn chế... 

Nguyên nhân là do nhận thức của một bộ phận nhân dân, trong đó có cả cán bộ, đảng viên vẫn mang nặng tư tưởng "trọng nam khinh nữ", dẫn đến việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân số chưa nghiêm túc. 

Mặt khác, chưa có chế tài xử phạt đủ mạnh đối với người dân sinh con thứ 3 trở lên nên vẫn còn tình trạng tăng sinh ở một số xã. Đây là những vấn đề đặt ra huyện cần quan tâm khắc phục để thực hiện tốt chỉ tiêu giảm sinh ở vùng đồng bào DTTS trong thời gian tới.

Khánh Linh

Tags Trấn Yên chú trọng giảm sinh đồng bào dân tộc thiểu số

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục