Đại lễ tưởng niệm 713 năm ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

  • Cập nhật: Thứ bảy, 4/12/2021 | 3:22:44 PM

Sáng 4/12, tại Việt Nam Quốc tự (Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh long trọng tổ chức Đại lễ tưởng niệm lần thứ 713 ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (1/11 năm Mậu Thân - 1/11 năm Tân Sửu).

Các Phật tử thành kính vọng bái, tưởng niệm Đức vua- Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Các Phật tử thành kính vọng bái, tưởng niệm Đức vua- Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Quang lâm chứng minh buổi lễ có Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Quyền Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh; Hòa thượng Thích Đức Nghiệp, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; các chư tôn đức Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tăng, ni, phật tử tại Thành phố Hồ Chí Minh. 

Tại buổi lễ, chư tôn đức thành kính dâng hương trước hương án, di ảnh Đức Phật hoàng, tưởng niệm, tri ân những công lao cao dày của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông đối với Đạo pháp và Dân tộc; cầu nguyện quốc thái dân an.

Đức vua Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh năm Mậu Ngọ 1258. Năm Mậu Dần 1278, khi vừa tròn 20 tuổi, Hoàng Thái tử Trần Khâm được vua Trần Thánh Tông truyền ngôi xưng Hoàng đế, hiệu là Hiếu Hoàng. Kế tục sự nghiệp của các Tiên đế nhà Trần, Đức vua Trần Nhân Tông đã thi hành nhiều chính sách khoan hòa, thân dân, lấy đức mà trị vì Đại Việt, chăm lo cho dân chúng, xây dựng quốc gia hòa bình, thịnh trị.



Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Quyền Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh quang lâm chứng minh buổi lễ tưởng niệm Đức vua- Phật hoàng Trần Nhân Tông.   

Năm 1293, Đức vua Trần Nhân Tông đã nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông để lên làm Thái Thượng Hoàng. Năm 1299, Ngài rời kinh đô, chọn núi Yên Tử (nay thuộc Uông Bí, Quảng Ninh) dựng chùa, giảng pháp, độ Tăng. Người thống nhất ba dòng thiền Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường thành lập lên dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử với tư tưởng nhập thế "Cư trần lạc đạo”, "Hòa quang đồng trần”. Dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử là dòng thiền mang bản sắc riêng của Đại Việt, được gìn giữ và lưu truyền qua các thời đại, các thế hệ Phật giáo Việt Nam mà ngày nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam là chủ thể kế thừa tinh hoa nhập thế đồng hành cùng dân tộc.

Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông là vị hoàng đế anh minh, lãnh tụ thiên tài, anh hùng dân tộc. Ngài là nhà văn hóa lớn, nhà tư tưởng lớn, đồng thời là nhà tu hành giác ngộ đã để lại hệ thống tư tưởng đặc sắc về Phật giáo. Người sáng lập nền Phật giáo Trúc Lâm và dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, được các thế hệ nhân dân ta tôn xưng là Vua Phật Việt Nam.
(Theo Tin tức)

Các tin khác
Treo cờ Tổ quốc dịp lễ, Tết.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa chính thức đề xuất tới Thủ tướng Chính phủ về lịch nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Theo đó, lịch nghỉ Tết Nhâm Dần 2022 được Bộ LĐTBXH đề xuất với 1 ngày nghỉ trước Tết và 4 ngày nghỉ sau Tết. Cùng với 4 ngày nghỉ của 2 cuối tuần liền kề trước - sau, đợt nghỉ Tết sẽ kéo dài 9 ngày.

Miền Bắc tiếp tục duy trì kiểu thời tiết đối lập ban ngày nắng ấm, ban đêm rét sâu, với nhiệt độ thấp nhất dưới 10 độ C.

Bệnh nhân Thào A Tu với khối u khổng lồ trên mặt.

Suốt nhiều năm nay, khối u khổng lồ đã đeo đẳng trên mặt ông Thào A Tu, dân tộc Mông, 52 tuổi (xã Pha Mu, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu), khiến cho cuộc sống của ông vô cùng khổ sở, ăn uống khó khăn, đi lại vất vả và đặc biệt không thể lao động để phụ giúp gia đình.

Sáng 3/12, Sở Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến về thực trạng mạng lưới cơ sở y tế và định hướng quy hoạch ngành y tế Yên Bái giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục