Yên Bái phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/12/2021 | 7:40:45 AM

YênBái - Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã xây dựng, ban hành nhiều nghị quyết, đề án, chính sách chuyên đề về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, đặc biệt là việc đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu.

Gìn giữ bản sắc dân tộc thông qua hoạt động giữa giờ của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học - THCS Chế Cu Nha, Mù Cang Chải.
Gìn giữ bản sắc dân tộc thông qua hoạt động giữa giờ của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học - THCS Chế Cu Nha, Mù Cang Chải.


Thôn An Phú, xã Y Can, huyện Trấn Yên có 97% dân số là người Dao. Trước đây, đường sá đi lại khó khăn, nhiều hộ nghèo thiếu đói quanh năm, nhưng từ khi xây dựng nông thôn mới, được sự hỗ trợ Nhà nước cùng với sự đồng lòng, chung sức của nhân dân, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của thôn được đầu tư khá đồng bộ qua việc huy động được trên 4,7 tỷ đồng đầu tư; trong đó, Nhà nước hỗ trợ gần 1,3 tỷ đồng. Thôn An Phú giờ không còn hộ nghèo và thu nhập bình quân đạt 43,6 triệu đồng người/năm.

Đó là một trong những minh chứng vùng đồng bào DTTS tỉnh Yên Bái đã có nhiều đổi thay tích cực. Kết quả đó là do tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, các địa phương chủ động triển khai thực hiện đồng bộ, đầy đủ, hiệu quả các chính sách dân tộc trên địa bàn. 

Tỉnh quan tâm và triển khai thực hiện các đề án, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, tập trung công tác xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, đầu tư, nâng cấp các công trình hạ tầng thiết yếu. Theo đó, tỉnh đã ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. 

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, tỉnh ban hành 10 văn bản, kế hoạch triển khai thực hiện. Trên cơ sở 10 dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các địa phương chủ động rà soát, tổng hợp đối tượng, địa bàn thụ hưởng, đề xuất các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng (điện, đường...) làm cơ sở triển khai khi được Trung ương thông báo vốn thực hiện Chương trình. 

Đồng thời, rà soát các dự án thành phần có liên quan đến sử dụng đất để xây dựng kế hoạch, đề xuất nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng và thu hồi đất theo qui định để phục vụ triển khai thực hiện Chương trình. 

Đẩy mạnh huy động nguồn lực ngoài Nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội, ban hành chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư để thu hút nguồn lực, tỉnh đã phê duyệt Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2017 - 2020 với kinh phí trên 455 tỷ đồng để thực hiện các nội dung: hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phân tán, hỗ trợ bố trí, sắp xếp ổn định dân cư, hỗ trợ tín dụng ưu đãi. 

Tỉnh phê duyệt Đề án hỗ trợ dân tộc Phù Lá, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên với kinh phí 42,6 tỷ đồng để thực hiện các nội dung: xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng các thôn bản, hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào, hỗ trợ đào tạo, sử dụng cán bộ và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, hỗ trợ về giáo dục, y tế.

Đến nay, đã giao trên 16 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư phát triển trên 13 tỷ đồng, thực hiện 8 hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng; vốn sự nghiệp trên 2,8 tỷ đồng hỗ trợ phát triển, nâng cao năng lực sản xuất, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào...

Cùng với các chính sách về hỗ trợ phát triển kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa, tỉnh đã triển khai hiệu quả nhiều chính sách phát triển xã hội như: các chính sách của Trung ương về đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ công chức nói chung và cán bộ công chức người DTTS nói riêng; chính sách đối với người có uy tín ở vùng DTTS; bảo tồn và phát triển văn hóa, phát triển thể dục, thể thao, du lịch, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý…; Đề án "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”. 

Thực hiện chế độ, chính sách đối với người dạy, người học vùng đồng bào DTTS, miền núi. Đặc biệt là chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú; chính sách đối với học sinh DTTS rất ít người. Năm 2021, tỉnh đã huy động các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất giáo dục, nhất là giáo dục vùng cao, vùng đồng bào DTTS và miền núi với tổng số vốn trên 318 tỷ đồng; trong đó, ngân sách cấp tỉnh trên 243 tỷ đồng.

Thời gian tới, tỉnh tập trung đầu tư nguồn lực xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên vùng kết nối với các vùng phát triển; đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người DTTS; nâng cao mặt bằng dân trí, xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu đi đôi với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc… 

Đồng thời, khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh của vùng, đổi mới sáng tạo để đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.  

Thành Trung

Tags dân tộc thiểu số nghị quyết đề án chính sách xóa đói giảm nghèo đảm bảo an sinh xã hội

Các tin khác
Để đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19, hang đá và cây thông đón Giáng sinh năm nay được trang trí bên trong Nhà thờ thành phố Yên Bái .

Lễ Giáng sinh (Noel) nhiều năm qua đã không còn là ngày lễ của riêng tín đồ đạo công giáo, tin lành mà đã thu đông đảo người dân, nhất là đối với giới trẻ tham quan, vui chơi. Tuy vậy, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, không khí chào đón Giáng sinh trên địa bàn thành phố Yên Bái thời điểm này có phần trầm lắng hơn.

Gia đình chị Vàng Thị Chia, thôn Ba Cầu, xã Suối Bu chăm sóc rau màu vụ đông.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhiều giải pháp tạo sinh kế bền vững, nâng cao đời sống cho người dân được triển khai. Vì thế, công tác giảm nghèo tại xã Suối Bu, huyện Văn Chấn đã có những chuyển biến khả quan, nhất là ý thức sản xuất, phát triển kinh tế của người dân có nhiều chuyển biến.

Sự sôi động của thị trường mua sắm cuối năm, sự háo hức trang hoàng lại nhà cửa, đường phố, các cửa hàng, trung tâm thương mại của người dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái đồng thời với chấp hành nghiêm các biện pháp chống dịch COVID-19 sẽ góp phần mang đến một mùa Giáng sinh an lành và tràn ngập yêu thương.

Công nhân Pouyuen TP HCM tan ca, tháng 6/2021.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết sẽ kiến nghị điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2022 tại phiên họp của Hội đồng tiền lương quốc gia vào quý I/2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục