Khuyến học tiếng nói, chữ viết dân tộc Tày ở Hưng Thịnh

  • Cập nhật: Thứ ba, 19/4/2022 | 2:11:58 PM

YênBái - Qua sinh hoạt, Câu lạc bộ (CLB) Khuyến học tiếng nói, chữ viết dân tộc Tày đã góp phần tích cực vào việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp của dân tộc Tày đi đôi với thúc đẩy phát triển phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn.

Câu lạc bộ Tiếng nói, chữ viết dân tộc Tày, xã Hưng Thịnh đã thu hút khá đông thành viên nhỏ tuổi tham gia.
Câu lạc bộ Tiếng nói, chữ viết dân tộc Tày, xã Hưng Thịnh đã thu hút khá đông thành viên nhỏ tuổi tham gia.

Xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên có trên 33% dân số là người dân tộc Tày, tuy nhiên số người nói được tiếng Tày còn rất ít, đó là những người già và chỉ nói được một số từ ngữ giao tiếp đơn giản. Đứng trước thực trạng đó, xã Hưng Thịnh đã thành lập CLB Khuyến học tiếng nói, chữ viết dân tộc Tày. 

Ngay sau khi thành lập vào tháng 5/2021, CLB đã tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia vào CLB, làm nòng cốt trong công tác tuyên truyền vận động để mọi người thấy rõ ý nghĩa của việc học tập tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. CLB cũng tiến hành ngay việc mở lớp học tiếng nói, chữ viết dân tộc Tày trong khoảng thời gian 3 tháng. 

Phó Chủ tịch UBND xã Đinh Đình Hà, Phó Chủ nhiệm CLB Khuyến học tiếng nói, chữ viết dân tộc Tày, xã Hưng Thịnh cho biết: "Rất mừng vì từ khi thành lập CLB đã thu hút được 45 thành viên tham gia. CLB cũng nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, trực tiếp của Đảng ủy, chính quyền xã". 

Khóa học tiếng nói, chữ viết đầu tiên xã mời giáo viên là một cô giáo người Tày đã nghỉ hưu và giáo sư Trường Đại học Giao thông - Vận tải thành phố Hồ Chí Minh về giảng dạy. Sau khóa học, CLB đã mở rộng dạy tiếng Tày, dạy nhảy sạp, múa then vào các tiết ngoại khóa trong các nhà trường và thành lập được thêm 1 CLB Dân ca Tày của giáo viên tại Trường Mầm non xã Hưng Thịnh để dạy cho các cháu mẫu giáo 5 tuổi. 

Không chỉ dạy tiếng nói, chữ viết, CLB còn lồng ghép dạy những làn điệu dân ca Tày, đàn tính, điệu then, lễ hội giã cốm… để bảo tồn nét đẹp văn hóa dân tộc. Hoạt động này đã góp phần tạo nên mô hình sản phẩm cộng đồng gắn với tìm hiểu văn hóa dân tộc bản địa, hướng tới phát triển sản phẩm du lịch sinh thái xã Hưng Thịnh. Đồng thời khôi phục, bảo tồn, phát triển các sản phẩm truyền thống dân tộc Tày nâng lên thành sản phẩm có chất lượng, mẫu mã, thương hiệu phục vụ cho việc phát triển du lịch cộng đồng của địa phương. 

Bên cạnh đó, mỗi buổi sinh hoạt CLB, thành viên các CLB còn được tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế, tăng gia sản xuất, xây dựng cuộc sống gia đình. Từ đó, tạo sự gắn bó, đoàn kết trong nhân dân. 

Bà Đinh Thị Niêm - thành viên CLB ở thôn Yên Thuận cho biết: "Thế hệ trẻ người Tày hiện nay biết tiếng nói, chữ viết, điệu múa, dân ca truyền thống Tày rất ít. Vì vậy, nếu không kịp thời truyền dạy, nét văn hóa này sẽ bị mai một. Tham gia vào CLB tôi và các thành viên có tuổi khác cùng nhau chia sẻ những văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ, chúng tôi cũng được học thêm nhiều kiến thức mới để dạy lại cho con cháu mình. Từ khi tham gia CLB, được gặp gỡ, chia sẻ tình cảm nên mọi người đã xích lại gần nhau hơn, thêm yêu quý tự hào về nét đẹp văn hóa của dân tộc mình".

Việc thành lập và duy trì hoạt động của CLB Khuyến học tiếng nói, chữ viết dân tộc Tày mang ý nghĩa nhân văn, kết quả tốt đẹp trong công tác bảo tồn, khôi phục nét đẹp truyền thống văn hóa trên địa bàn xã Hưng Thịnh, góp phần đưa bản sắc văn hóa trở thành động lực tinh thần, là yếu tố làm gia tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy phát triển du lịch, phát triển văn hóa bản sắc dân tộc xứng tầm với sự phát triển của Hưng Thịnh trong công cuộc xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, xây dựng nông thôn mới nâng cao. 

Bí thư Đảng ủy xã Hưng Thịnh Nguyễn Minh Thanh - Chủ nhiệm CLB cho biết: "Thời gian tới, xã Hưng Thịnh tiếp tục duy trì và phát triển CLB tiếng nói chữ viết dân tộc Tày tại các nhà trường trên địa bàn xã, đặc biệt xã sẽ xây dựng CLB tại các cơ sở thôn, bản để làm nòng cốt khôi phục, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày; thúc đẩy nhân dân tích cực học tập thuờng xuyên, học tập suốt đời, phát huy truyền thống hiếu học, truyền thống cách mạng của xã Hưng Thịnh trong thời kỳ phát triển hội nhập của quê hương, đất nước”. 

Lê Huyền

Tags Trấn Yên Khuyến học tiếng nói chữ viết dân tộc Tày xã hội học tập đàn tính điệu then du lịch

Các tin khác
Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải thường xuyên nắm bắt tình hình ở cơ sở để kịp thời xử lý những mâu thuẫn phát sinh ngay từ cơ sở.

Trong 5 năm qua (2019 - 2024), toàn huyện Mù Cang Chải đã tiếp nhận 849 vụ việc liên quan đến tranh chấp đất đai, hôn nhân và gia đình..., trong đó hòa giải thành công 818 vụ việc.

Huyện Trạm Tấu đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật trong trường học.

Phòng Tư pháp huyện Trạm Tấu đã phối hợp đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) như: đẩy mạnh thông tin pháp luật trên các trang thông tin điện tử và hệ thống loa phát thanh ở cơ sở, các cuộc thi, tọa đàm, giao lưu, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý…, góp phần nâng cao nhận thức về pháp luật cho người dân.

Hội Chữ thập đỏ huyện Văn Chấn trao tiền hỗ trợ cho hộ nghèo làm nhà ở.

Thời gian qua, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Văn Chấn đã tăng cường củng cố tổ chức Hội cơ sở, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, tình nguyện viên tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo, góp phần thực hiện hiệu quả công tác an sinh xã hội.

Cán bộ Hội Phụ nữ xã Chế Cu Nha tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật phòng, chống mua bán người cho hội viên.

Những năm gần đây, các địa phương, ngành chức năng trong tỉnh đã tích cực triển khai nhiều biện pháp đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù, góp phần xây dựng xã hội văn minh, an toàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục