Mô hình bảo vệ trẻ em ở Hạnh Sơn

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/4/2022 | 8:47:36 AM

YênBái - Năm 2021, xã Hạnh Sơn đã xây dựng mô hình phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em tại bản Phiêng. Bản có 106 hộ, 100% là dân tộc Thái sinh sống, số ở độ tuổi chưa thành niên là 151 trẻ - chiếm số đông so với các thôn bản khác trong xã; tuy chưa xảy ra vụ việc xâm hại tình dục trẻ em nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ cao.

Xã Hạnh Sơn ra mắt mô hình phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em tại bản Phiêng từ năm 2021.
Xã Hạnh Sơn ra mắt mô hình phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em tại bản Phiêng từ năm 2021.

Xã Hạnh Sơn, thị xã Nghĩa Lộ có trên 90% là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ nhận thức của người dân có phần còn hạn chế. Do đó, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội có mặt còn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các tệ nạn xã hội, tội phạm; vẫn còn xảy ra tình trạng xâm hại tình dục trẻ em và tảo hôn.

Giai đoạn 2018 - 2020, trên địa bàn xã đã xảy ra 5 vụ xâm hại tình dục trẻ em và 2 vụ tảo hôn gây ra hậu quả và nhiều hệ lụy đối với bản thân trẻ vị thành niên và các hộ gia đình. Nguyên nhân một phần là do tác động của thời đại 4.0, trẻ em tiếp xúc với những văn hóa phẩm không lành mạnh trên mạng xã hội; một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên để con bỏ học giữa chừng đi làm kiếm sống bằng những nghề còn nhạy cảm như tại quán bar, karaoke, massage... Có trường hợp bị dụ dỗ đi làm ăn xa, bị lừa bán sang nước ngoài. Một phần nguyên nhân do nhận thức hạn chế, thiếu kiến thức về giáo dục giới tính nên trẻ vị thành niên dễ bị lợi dụng xâm hại tình dục. 

Để tăng cường bảo vệ trẻ em, năm 2021, xã Hạnh Sơn đã xây dựng mô hình phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em tại bản Phiêng. Bản Phiêng có 106 hộ, 100% là dân tộc Thái sinh sống, số ở độ tuổi chưa thành niên là 151 trẻ - chiếm số đông so với các thôn bản khác trong xã; tuy chưa xảy ra vụ việc xâm hại tình dục trẻ em nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ cao. 

Đối tượng tham gia mô hình là tất cả các trẻ vị thành niên của bản. Mỗi tháng, mô hình tổ chức sinh hoạt một lần với hình thức sinh hoạt nhóm hoặc lồng ghép vào các hoạt động của bản, của đoàn thể như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên. Tại buổi sinh hoạt, Công an xã phối hợp với các đoàn thể tuyên truyền về các nội dung như sức khỏe sinh sản vị thành niên; chủ đề về giới; cách xử lý các tình huống tiếp xúc với người khác giới; cách phòng tránh, đối phó với các đối tượng có dấu hiệu xâm hại trẻ em; pháp luật về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội… 

Tham gia mô hình, em Hoàng Ánh Tuyết chia sẻ: "Trước đây, việc tìm hiểu, học tập về giới và các kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục với chúng em rất mới mẻ, xa lạ. Từ ngày tham gia mô hình, chúng em không còn cảm thấy ngại ngùng nữa và có kiến thức, hiểu biết đúng mức về giới tính cũng như các mối quan hệ khác giới, từ đó có những cư xử không quá giới hạn cũng như hạn chế được rất nhiều sự tò mò về chuyện giới tính; không ngần ngại tâm sự với bố mẹ, người có trách nhiệm về những vấn đề mình gặp phải, nhất là cảnh giác với những tình huống lợi dụng xâm hại tình dục trẻ em”.

Thiếu tá Nguyễn Đức Thịnh - Trưởng Công an xã Hạnh Sơn cho biết: "Trong triển khai thực hiện mô hình, lực lượng chức năng trên địa bàn xã đã tăng cường quản lý chặt chẽ các hoạt động kiểm soát xã hội, kiên quyết xử lý những tụ điểm phức tạp gây mất an ninh trật tự, đặc biệt là các điểm kinh doanh, dịch vụ có tính chất nhạy cảm. 

Đồng thời, phát động Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tuyên truyền pháp luật rộng rãi trong nhân dân, khuyến khích nhân dân lên án, phát hiện và tố giác tội phạm; tổ chức phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể lồng ghép nội dung phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em vào các chương trình mục tiêu khác và xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho trẻ em bị xâm hại tình dục”.

Ông Hà Xuân Liên - Chủ tịch UBND xã Hạnh Sơn nhận định: "Qua 1 năm thực hiện, mô hình đã nâng cao được ý thức tự bảo vệ mình khỏi sự xâm hại của tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên; nâng cao được vai trò, trách nhiệm của cha mẹ trong việc bảo vệ, chăm sóc con cái, giáo dục về giới tính cho trẻ mới lớn, không chủ quan giao con nhỏ cho người khác chăm sóc; duy trì được mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật với các cơ quan liên quan đến việc thông tin, nắm tình hình nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em để ngăn ngừa một cách hiệu quả vụ việc xâm hại tình dục trẻ em”. 

Năm 2021, trên địa bàn xã Hạnh Sơn không còn xảy ra vụ việc xâm hại tình dục trẻ em; các hành vi bạo lực gia đình liên quan đến trẻ em, bạo lực học đường cơ bản chấm dứt. Đây chính là cơ sở để xã Hạnh Sơn đánh giá, nhân rộng mô hình ra địa bàn các thôn, bản khác để đẩy mạnh công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em.

Thu Hạnh

Tags Mô hình bảo vệ trẻ em Hạnh Sơn thị xã Nghĩa Lộ

Các tin khác
Ngày 31-3, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã tổ chức lễ phát động sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ. Ảnh minh họa

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có Tờ trình số 21/TTr-LĐTBXH báo cáo, xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về tổ chức các sự kiện nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022). Theo nội dung tờ trình, các hoạt động kỷ niệm được tổ chức ở trung ương và địa phương.

Toàn cảnh Hội thảo.

Chiều 19/4, tại huyện Văn Yên, Trung tâm Phát triển khoa học - công nghệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng Yên Bái (YEN BAI CDSH) đã tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án “Nâng cao năng lực quản trị chuỗi giá trị cây thuốc nam”.

Họp báo phát động giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ VIII (ảnh nhandan.vn)

Sáng 19/4, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Báo Nhân Dân và các cơ quan liên quan tổ chức họp báo phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ VIII và ra mắt cuốn sách “Rạng danh Tổ quốc, Cơ đồ Việt Nam - Dấu ấn 2021”.

Câu lạc bộ Tiếng nói, chữ viết dân tộc Tày, xã Hưng Thịnh đã thu hút khá đông thành viên nhỏ tuổi tham gia.

Qua sinh hoạt, Câu lạc bộ (CLB) Khuyến học tiếng nói, chữ viết dân tộc Tày đã góp phần tích cực vào việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp của dân tộc Tày đi đôi với thúc đẩy phát triển phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục