Lương tối thiểu vùng tăng, tiền đóng bảo hiểm xã hội thay đổi thế nào?

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/6/2022 | 2:01:48 PM

Lương tối thiểu vùng thay đổi có thể liên quan đến tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng được tăng thêm 6% từ ngày 1/7/2022.

Cụ thể, Nghị định 38 quy định các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng: Vùng I tăng 260.000 đồng, từ 4.420.000 đồng/tháng lên 4.680.000 đồng/tháng. Vùng II tăng 240.000 đồng, từ 3.920.000 đồng/tháng lên 4.160.000 đồng/tháng. Vùng III tăng 210.000 đồng từ 3.430.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng. Vùng IV tăng 180.000 đồng từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000 đồng/tháng. Về mức lương tối thiểu giờ, vùng I là 22.500 đồng/giờ, vùng II là 20.000 đồng/giờ, vùng III là 17.500 đồng/giờ, vùng IV là 15.600 đồng/giờ. Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động.

Trước những thay đổi này, các doanh nghiệp sẽ phải thực hiện một số điều chỉnh để phù hợp với quy định của pháp luật.

Cụ thể, lương tối thiểu vùng thay đổi có thể liên quan đến tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Theo hướng dẫn tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, hằng tháng người sử dụng lao động sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo các tỷ lệ nhất định được tính dựa trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.

Theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng thêm 6% từ ngày 1/7/2022, dẫn đến tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng có sự điều chỉnh. Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Nếu doanh nghiệp đang đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo mức lương tối thiểu vùng thì từ ngày 1/7/2022, số tiền hằng tháng mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đóng các loại bảo hiểm bắt buộc nói trên sẽ tăng thêm so với trước.

Trường hợp đã đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo mức lương cao hơn lương tối thiểu vùng, thì số tiền đóng các loại bảo hiểm bắt buộc của doanh nghiệp không cần điều chỉnh tăng.

(Theo VTV)

Các tin khác
Gia đình anh Doãn Văn Hải, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên phát triển mô hình chăn nuôi trâu.

Năm 2022, huyện Văn Yên phấn đấu giảm 5,2% hộ nghèo so với năm 2021. Để đạt mục tiêu này, huyện chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đồng bộ, quyết liệt, sát thực tế, linh hoạt, phù hợp theo đúng tinh thần “Chung tay giúp đỡ người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, trọng tâm là khơi dậy ý thức tự thoát nghèo của mỗi người nghèo.

Đồng chí An Hoàng Linh - Bí thư Huyện ủy Yên Bình tặng quà cho đồng chí đảng viên lão thành tại thị trấn Yên Bình.

Hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (20/6/1947-20/6/2022), Huyện ủy Yên Bình đã thành lập các đoàn công tác tới thăm hỏi, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) Dương Thị Cúc ở thôn Ngòi Khang, xã Bảo Ái, 15 đồng chí trên 70 năm tuổi Đảng và các đồng chí nguyên là lãnh đạo huyện qua các thời kỳ.

Sở Y tế tỉnh Đắk Nông hơn 1 năm 6 tháng chưa có giám đốc

Khi gần tới ngày bổ nhiệm lại, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Nông bất ngờ bị xem xét kỷ luật và được Phó giám đốc Sở quyết định phân công làm… nhân viên.

Một số cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã xảy ra tình trạng không cung ứng kịp thời, đầy đủ thuốc, vật tư y tế phục vụ người bệnh.

Chiều 15-6, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam thông tin đã ban hành ngay Công văn số 1576 yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân (gọi chung là BHXH tỉnh) đảm bảo cung ứng đủ thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục