Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mù Cang Chải phát huy vai trò phụ nữ phát triển kinh tế

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/11/2022 | 7:22:19 AM

YênBái - Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng cũng như giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế gia đình, ngày càng nhiều hội viên phụ nữ huyện Mù Cang Chải có mô hình sản xuất, kinh doanh cho thu nhập ổn định, góp phần quan trọng giúp huyện giảm tỷ lệ hộ nghèo trong 9 tháng của năm 2022 là 834/1.024 hộ, đạt trên 81% kế hoạch năm.

Mô hình du lịch cộng đồng của hội viên Giàng Thị Gừ ở Chi hội bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn thu hút nhiều du khách trong, ngoài nước đến trải nghiệm.
Mô hình du lịch cộng đồng của hội viên Giàng Thị Gừ ở Chi hội bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn thu hút nhiều du khách trong, ngoài nước đến trải nghiệm.

Bà Sùng Thị Mỷ - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Mù Cang Chải cho biết: "Mù Cang Chải là huyện vùng cao, với phần lớn hội viên là đồng bào Mông, trình độ nhận thức không đồng đều, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào trong sản xuất, chăn nuôi còn có những hạn chế nhất định. Bởi vậy, Hội đã chú trọng việc định hướng, chỉ đạo các cơ sở hội giúp đỡ, triển khai hiệu quả, kịp thời các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế của các cấp, ngành đến với hội viên. Đồng thời, Hội xác định nâng cao đời sống kinh tế của hội viên là ưu tiên hàng đầu”. 

Để tạo nguồn vốn cho các hội viên, Hội LHPN huyện đã chỉ đạo các cơ sở hội xã, thị trấn thực hiện tốt hợp đồng nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện; chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động ủy thác cho vay hàng năm với tổng dư nợ tính đến hiện nay do Hội LHPN nhận ủy thác đạt trên 90,6 tỷ đồng cho hơn 1.940 hộ ở 46 tổ tiết kiệm và vay vốn phát triển kinh tế. 

Chỉ đạo các cơ sở hội duy trì mô hình hội viên tiết kiệm 5.000 đồng/hội viên/tháng và đến nay toàn huyện có 78 tổ tiết kiệm và vay vốn với 2.817 thành viên thực hiện mô hình hội viên tiết kiệm 5.000 đồng/hội viên/tháng, với tổng số tiền tiết kiệm là trên 285 triệu đồng và đã giúp cho 92 hội viên có hoàn cảnh khó khăn được vay xoay vòng vốn phát triển kinh tế. Các cơ sở hội thực hiện tốt mô hình hội viên tiết kiệm 5.000 đồng/hội viên/tháng như: Hội LHPN các xã: Nậm Có, Cao Phạ, Nậm Khắt, Púng Luông, Mồ Dề... 

Bà Lý Thị Sông - Chủ tịch Hội LHPN xã Nậm Khắt chia sẻ: Hội có 8 chi hội bản thì có 5 chi hội với 554 hội viên tham gia mô hình hội viên tiết kiệm 5.000 đồng/hội viên/tháng với tổng số tiền tiết kiệm được hơn 30 triệu đồng, giúp cho 5 hội viên vay phát triển kinh tế. 

Đặc biệt, để xây dựng phong trào Hội vững mạnh nhằm huy động được sức mạnh đại đoàn kết vào thực hiện các phong trào hoạt động chung, Hội đã chỉ đạo các chi hội tích cực xây dựng quỹ hội bằng nhiều hình thức: tự đóng góp đến nhận các công trình, phần việc có kinh phí cho hội viên gây quỹ hoạt động hiệu quả. 

Hiện, Hội LHPN xã có 7/8 chi hội có chân quỹ từ 14 triệu đồng trở lên, giúp các chi hội có điều kiện tổ chức kỷ niệm ngày 8/3, 20/10 hàng năm nhằm động viên tinh thần và tăng cường sự đoàn kết chia sẻ tâm tư, tình cảm giữa các hội viên. 

Ngoài ra, Hội LHPN huyện còn tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các lớp tập huấn về chuyển giao khoa học, kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình; tập huấn về xây dựng các mô hình "5 không, 3 sạch", "5 có, 3 sạch"... cho hàng nghìn lượt hội viên tham gia học tập. 

Với sự quan tâm, động viên từ các cấp hội, nhất là công tác hỗ trợ hội viên khởi nghiệp, trong những năm qua, toàn Hội đã có 70 hội viên đăng ký phát triển mô hình sản xuất, kinh doanh có thu nhập từ 30 đến 50 triệu đồng/năm/mô hình; 36 hội viên đăng ký phát triển mô hình có thu nhập từ 51 đến 70 triệu đồng/năm/mô hình; 16 hội viên đang ký mô hình có thu nhập từ 70 đến 199 triệu đồng/năm/mô hình và 12 hội viên đăng ký mô hình sản xuất, kinh doanh có thu nhập từ 200 đến 500 triệu đồng/năm/mô hình.

Điển hình như Hội LHPN xã Lao Chải có 23 hội viên phát triển mô hình kinh tế cho thu nhập từ 40 đến 170 triệu đồng thông qua trồng sơn tra, thảo quả, chăn nuôi trâu, bò, lợn đen, gà đen bản địa; Hội LHPN xã Kim Nọi có 30 mô hình thu nhập từ 40 đến 200 triệu đồng từ trồng sơn tra, chăn nuôi, làm du lịch cộng đồng; Hội LHPN xã La Pán Tẩn với 4 mô hình thu nhập từ 40 đến 200 triệu đồng... 

Hội viên Giàng Thị Gừ làm mô hình du lịch cộng đồng ở Chi hội bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn cho biết, mô hình của gia đình duy trì 18 phòng nghỉ, phục vụ tối đa cho 60 khách nghỉ mỗi đêm. Với kinh nghiệm 4 năm làm dịch vụ, hiện nay, 99% khách đều đặt phòng trước nên gia đình luôn chủ động được số lượng khách từng ngày để chủ động chuẩn bị các dịch vụ đi kèm như ăn uống, đi tham quan trải nghiệm phục vụ được tốt hơn. Nhờ đó, dịch vụ của gia đình được du khách sau khi trải nghiệm đều hài lòng. Những tháng cao điểm, hommestay của chị Gừ lúc nào cũng kín phòng. 

Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng cũng như giúp đỡ hội viên trong phát triển kinh tế gia đình, Hội LHPN huyện Mù Cang Chải đã xuất hiện ngày càng nhiều hội viên có mô hình sản xuất, kinh doanh cho thu nhập ổn định, góp phần quan trọng giúp huyện giảm tỷ lệ hộ nghèo trong 9 tháng của năm 2022 là 834/1.024 hộ, đạt trên 81% kế hoạch năm. 
Châu Á

Tags ruộng bậc thang hoa hồng Nậm Khắt sản xuất kinh doanh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện La Pán Tẩn Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mù Cang Chải phát triển kinh tế

Các tin khác
Cán bộ TAND huyện Trấn Yên, trao đổi nghiệp vụ trong hoạt động xét xử.

Để giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử, những năm qua, Tòa án nhân dân (TAND) huyện Trấn Yên luôn chủ động trang bị kiến thức cho đội ngũ thẩm phán, thư ký, thực hiện tốt công tác xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân.

Cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát Thi hành án và Hỗ trợ tư pháp, Công an tỉnh cùng Công an xã Tuy Lộc và lãnh đạo các đoàn thể địa phương động viên anh Nguyễn Xuân Trường tích cực phát triển kinh tế gia đình.

Những người lầm lỗi khi chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương thường có tâm lý mặc cảm, tự ti, đôi khi còn phải chịu sự kỳ thị của những người xung quanh, khiến việc tái hòa nhập cộng đồng của họ gặp phải những khó khăn. Việc giúp đỡ tạo điều kiện cho họ phát triển kinh tế, làm ăn lương thiện, tránh xa tệ nạn xã hội chính là góp phần đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.

Toàn cảnh “Phiên tòa giả định” vụ án “Chơi cá độ bóng đá trên mạng”.

Vừa qua, tại Trường THPT Hoàng Quốc Việt, thành phố Yên Bái, Tỉnh đoàn phối hợp với Viện Nghiên cứu thanh niên - Trung ương Đoàn chỉ đạo Thành đoàn Yên Bái tổ chức điểm cấp tỉnh “Phiên tòa giả định” xét xử vụ án “Chơi cá độ bóng đá trên mạng” và triển khai tập huấn tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), học sinh nhà trường.

Nếu phát sinh nhiều chất thải và không phân loại sẽ phải trả nhiều tiền hơn.

Luật Bảo vệ môi trường giao trách nhiệm cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; thời điểm chậm nhất là ngày 31/12/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục