Nhìn lại 5 năm công tác thanh tra nhân dân
- Cập nhật: Thứ sáu, 5/1/2007 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Trong phạm vi nhất định, thanh tra nhân dân (TTND) là nòng cốt giúp MTTQ các cấp thực hiện chức năng giám sát theo điều 9 Hiến pháp năm 1992, trong đó tập trung giám sát việc thực hiện những chính sách pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân như xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, lao động công ích; giám sát hoạt động của đại biểu dân cử; thu, chi, quản lý các loại quỹ từ nhân dân đóng góp; việc thực hiện chính sách với người có công; việc quản lý đất đai, trật tự đô thị, các công trình xây dựng; các chính sách kinh tế, xã hội.
Cầu Hin Om ở xã Minh Tiến (Lục Yên) xây dựng không đúng thiết kế bị nhân dân phát hiện và yêu cầu bên thi công thực hiện theo thiết kế.
(Ảnh: Hoàng xuân Khánh)
|
5 năm qua (2001 - 2006), thực hiện công tác giám sát, TTND đã phát hiện và kiến nghị nhiều vụ việc vi phạm, giúp chính quyền và các cơ quan chức năng xử lý nhiều cán bộ vi phạm, thu về cho Nhà nước trên 5 tỷ đồng, hàng nghìn mét vuông đất; hòa giải 2.224 vụ việc, ngăn chặn 52 vụ mua bán dâm, tệ nạn xã hội, giúp đỡ 7.262 người đi cai nghiện tại cộng đồng, xử lý các vụ tranh chấp đất đai khu vực đường Nguyễn Thái Học, (thành phố Yên Bái), Khu công nghiệp Văn Tiến, Văn Lãng (huyện Trấn Yên) thị trấn Mậu A (huyện Văn Yên), thị trấn Thác Bà (huyện Yên Bình), bảo vệ nguồn nước ở xã Mỏ Vàng (huyện Văn Yên); phát hiện ngăn chặn các vụ việc có nguy cơ gây mất đoàn kết trong cộng đồng, dân cư ở một số địa phương. Thông qua công tác giám sát của TTND đã phát hiện, kiến nghị chính quyền các cấp trong công tác quản lý, sử dụng đất ở các cấp chính quyền cơ sở trong tỉnh còn nhiều vi phạm. Trong đó diện tích đất có vi phạm 436.027,6m2 gồm: diện tích chưa sử dụng là 4.280m2, diện tích lấn chiếm 33.855m2, sử dụng sai mục đích là 96.717m2. Đây cũng là nguyên nhân phát sinh đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Những vi phạm chủ yếu là: giao đất, thu hồi đất trái thẩm quyền, vi phạm quy hoạch đã được duyệt, vận dụng các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai có lúc chưa đúng, việc chấp hành pháp luật về đất đai của một số cán bộ, nhân dân chưa nghiêm, tự ý lấn chiếm đất, tự ý chuyển nhượng đất đai, chuyển mục đích sử dụng trái phép như: đào đất đồi, san lấp ruộng, thu tiền sử dụng đất trái pháp luật, không nộp ngân sách, chi sai mục đích và lợi dụng cho cá nhân, đã được Ủy ban nhân dân tỉnh chấn chỉnh, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm. Công tác giám sát của TTND trong việc quản lý và sử dụng đất tại các cơ sở trong tỉnh đã kịp thời phát hiện những sai phạm, kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý và giải quyết đã thu hồi đất về cho Nhà nước là: 71.912,7m2, xử phạt vi phạm hành chính về đất đai 50,55 triệu đồng thu nộp tiền chuyển mục đích sử dụng đất, thuế đất 168,829 triệu đồng vào ngân sách. Qua đó đã tăng cường quản lý công tác giao đất và thu tiền giao đất tại các xã, phường, thị trấn theo đúng Luật Đất đai, hạn chế những khiếu kiện trong nhân dân.
Thực hiện dân chủ ở cơ sở có 14 nội dung chính, MTTQ và các ban TTND đều thực hiện tốt 10 nội dung được quyền giám sát và kiểm tra trong đó có các nội dung: giám sát hoạt động của HĐND, đại biểu HĐND, kết quả thực hiện nghị quyết của HĐND, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân, thực hiện chính sách ưu đãi của Nhà nước với người có công và hoạt động cứu tế xã hội được giám sát kiểm tra đạt nhiều kết quả.
Trong thực tế hoạt động của TTND, việc giám sát thu chi các loại quỹ, lệ phí, các khoản đóng góp của nhân dân và kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc có dấu hiện tiêu cực liên quan đến cán bộ xã; quyết toán ngân sách xã, quyết toán các công trình xây dựng là các nội dung TTND khó giám sát nhất, hiệu quả thấp. Ngoài ra, ban TTND còn tham gia giám sát bầu trưởng thôn, trưởng bản và tham gia giám sát các công trình hạ tầng cơ sở do dân đóng góp, hoặc nhân dân và Nhà nước cùng làm. Năm năm qua, toàn tỉnh có 180 xã, phường, thị trấn triển khai quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở, trong đó có trên 80% số xã, phường xây dựng được hương ước, quy ước, có 75% số xã có quy ước, hương ước thiết thực; điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế - xã hội trong địa bàn dân cư, góp phần xây dựng địa bàn nông thôn mới, đời sống mới, bản làng văn hóa mới ở cộng đồng dân cư và khu dân cư đô thị văn minh, lành mạnh. TTND cũng đã tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở xem xét, giải quyết 12.275 vụ việc giúp cho chính quyền các cấp ngăn chặn kịp thời những vi phạm, góp phần thu về cho Nhà nước hàng tỷ đồng. Việc giám sát xây dựng cơ sở hạ tầng một số nơi được TTND phát hiện chính quyền cơ sở thông đồng với đơn vị đảm nhiệm thi công, bớt xén vật tư, thi công không đúng thiết kế, khai khống số lượng quyết toán công trình để rút tiền Nhà nước và nhân dân với mục đích vụ lợi cá nhân như: công trình thủy lợi khu 5 thị trấn Nông trường Liên Sơn (Văn Chấn), công trình nước sạch liên xã thuộc huyện Lục Yên... Việc giám sát của TTND đã góp phần thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo phương châm “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Nhờ vậy, nguồn thu do nhân dân đóng góp để xây dựng hạ tầng cơ sở, công trình công cộng đã được công khai hóa, nhân dân tin tưởng, tự nguyện đóng góp tích cực sức người, sức của để xây dựng quê hương.
Hoạt động giám sát của TTND góp phần làm cho các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND được nhân dân bàn bạc dân chủ và thực hiện có hiệu quả hơn, góp phần giữ nghiêm kỷ cương, các quy ước, hương ước của địa phương, góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy kinh tế phát triển, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
Phí Yến
Các tin khác
Huyện Mù Cang Chải: Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý điều hành cho cán bộ chương trình 135 cấp xã
YBĐT - Thực hiện Kế hoạch số 08 ngày 11/10/2006 của Ban Dân tộc tỉnh về việc triển khai dự án xã - thôn bản thuộc Chương trình 135, thời gian qua, huyện Mù Cang Chải đã mở lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý điều hành cho 46 cán bộ cấp xã thuộc Chương trình 135 là cán bộ chủ chốt 6 xã: Nậm Có, Cao Phạ, Nậm Khắt, Púng Luông, Mồ Dề và Kim Nọi.
YBĐT - Trong tình hình chung toàn quốc có trên 50% số tỉnh, thành có tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên tăng và tỉnh Yên Bái tỷ lệ sinh không tăng nhưng tốc độ giảm sinh đang chậm dần lại. Đặc biệt tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên có chiều hướng tăng nhất là từ khi Pháp lệnh Dân số ban hành có một bộ phận nhân dân, thậm chí cả cán bộ, đảng viên cũng hiểu sai lệch, không đầy đủ những quy định về quyền và nghĩa vụ trong việc quyết định số con.
YBĐT - Hội phụ nữ xã Tân Thịnh (thành phố Yên Bái) có 519 hội viên sinh hoạt ở 12 chi hội thuộc 9 thôn. Trong những năm qua, đời sống của chị em tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn không ít chị khó khăn. Trước tình hình đó, Ban chấp hành hội phụ nữ xã đã nỗ lực tập trung chỉ đạo hội phấn đấu thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bằng nhiều phong trào như: "Tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc" và đặc biệt là phong trào "Phụ nữ giúp nhau xóa đói giảm nghèo vươn lên làm giàu". Từ các phong trào đó hội đã tổ chức học tập và tuyên truyền tới các hội viên, vận động các hội viên tham gia đăng ký thực hiện.
YBĐT - Đến Trường THPT Sơn Thịnh (Văn Chấn) hôm nay, ít ai có thể hình dung được, cách đây chưa đầy 6 năm học, nhà trường phải dạy và học nhờ tại một cơ sở khác với biết bao bộn bề, khó khăn. Thầy Vương Văn Hoa - Hiệu trưởng nhà trường nhớ lại: “Những ngày mới thành lập, cả trường chỉ có vẻn vẹn 12 cán bộ, giáo viên, vừa trẻ về tuổi đời, tuổi nghề, vừa thiếu kinh nghiệm công tác. Tuy khóa học đầu tiên chỉ có 3 lớp 10 với 120 học sinh nhưng nhiều môn học giáo viên phải dạy kiêm nhiệm”.