Chuyên gia khí tượng hướng dẫn cách ứng phó với sóng nhiệt

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/6/2023 | 3:32:59 PM

Để ứng phó với sóng nhiệt, những người phải làm việc trong thời tiết nắng nóng cần bố trí thời gian làm việc vào sáng sớm hoặc chiều muộn, hạn chế thời gian làm việc trong môi trường nhiệt độ cao.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ngày 8/6, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á đang phải đối mặt với những kỷ lục về nắng nóng (hay còn gọi là sóng nhiệt) tồi tệ nhất lịch sử.

Sóng nhiệt là khoảng thời gian kéo dài của hiện tượng thời tiết nóng bất thường, thường kéo dài từ vài ngày đến hơn một tuần.

Sóng nhiệt hình thành khi không khí tĩnh (ít di chuyển) tại một địa phương hay một vùng. Sóng nhiệt có thể gây ra các bệnh như suy kiệt, đột quỵ do nhiệt, thậm chí là tử vong.

Vừa qua, Việt Nam đã ghi nhận một số điểm nóng từ 41-42 độ C ở các tỉnh như Sơn La, Nghệ An. Phía Tây Bắc Bộ và khu vực miền Trung đã xuất hiện ba đợt nắng nóng diện rộng nhưng đã có tới hai đợt ghi nhận những giá trị nắng nóng vượt mức kỷ lục so với cùng kỳ các năm trước.

Tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, mức nhiệt 41,4 độ C được ghi nhận vào ngày 22/3, cao hơn kỷ lục cũ thiết lập năm 1996 tới 3,3 độ C. Đây là mức nhiệt cao nhất từng ghi nhận tại nước ta vào tháng 3 trong lịch sử quan trắc khí tượng.

Ông Nguyễn Văn Hưởng phân tích nóng kỷ lục ở châu Á và Đông Nam Á trong tháng Tư là do dòng xiết gió Tây nhánh phía Nam cao nguyên Tibet di chuyển lên phía Bắc sớm, tạo điều kiện cho vùng thấp nóng ở châu Á hoạt động sớm và mạnh hơn so với trung bình hằng năm, gây ra nền nhiệt cao hơn trung bình nhiều năm.

Ngoài tác động của vùng thấp nóng châu Á, Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của gió phơn, khi tác động đến dãy Hoàng Liên Sơn và phía Tây Trường Sơn sẽ gây ra hiệu ứng gió phơn làm cho mức độ nắng nóng ở Tây Bắc Bộ và phía Tây các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị gay gắt hơn.

Đề cập đến tình hình nắng nóng trong thời gian tới, ông Nguyễn Văn Hưởng cho biết năm 2023, cao điểm nắng nóng tại miền Bắc tập trung vào tháng 6-7; miền Trung là tháng 6-8. Các đợt nắng nóng trung bình kéo dài từ 2-4 ngày, có đợt dài hơn. Số ngày nắng nóng năm 2023 có thể xuất hiện nhiều hơn so với năm 2022. Nhiều khả năng còn xuất hiện những giá trị nhiệt độ cao nhất vượt kỷ lục cũ đã từng được quan trắc.

Để ứng phó với hiện tượng sóng nhiệt, ông Nguyễn Văn Hưởng lưu ý những người phải làm việc trong thời tiết nắng nóng cần bố trí thời gian làm việc vào những lúc trời mát mẻ như vào sáng sớm hoặc chiều muộn, hạn chế thời gian làm việc trong môi trường nhiệt độ cao.

Nếu bắt buộc phải làm việc, người dân không nên làm việc quá lâu trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức.

Sau khoảng 45 phút đến 1 giờ làm việc, người dân nên nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát trong khoảng từ 15-20 phút.

Khi phải làm việc trong môi trường nắng nóng, người dân cần hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể đặc biệt là vùng vai gáy; sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp khi làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính, quần áo rộng, thoáng mát và thấm mồ hôi, sử dụng thêm các loại kem chống nắng.

Người dân khi làm việc trong môi trường nắng nóng không sử dụng các loại đồ uống có cồn; cần uống nước đều đặn trong suốt thời gian làm việc, uống thêm các loại nước có bổ sung thêm muối và khoáng chất như Oresol đối với những người bị mất nhiều mồ hôi trong quá trình làm việc, khi uống nước cần tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất.

Mọi người cần thực hiện các biện pháp làm thoáng mát nơi làm việc như sử dụng mái che, các tấm phản chiếu nhiệt, vật liệu cách nhiệt, hệ thống phun nước, phun sương, lắp đặt hệ thống điều hòa, hệ thống quạt thông gió phù hợp.

Nhiều nghiên cứu cho thấy sóng nhiệt gây nên tình trạng không thoải mái cho tất cả mọi người, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người già và những người mắc bệnh.

Nhiệt độ cao có thể gây ra các bệnh như chuột rút do nhiệt, đột quỵ do nhiệt và thậm chí tử vong. Sóng nhiệt dẫn đến nóng đột ngột, làm cho cơ thể con người bị mất nước và mất muối, là nguyên nhân chủ yếu gây ra các trường hợp tử vong do thời tiết.

Nhiệt độ quá nóng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống ở các vùng cao thường xuyên lạnh, vì họ kém thích nghi và ít chuẩn bị để đối phó với tình trạng nhiệt độ quá cao. Trẻ em, người lớn tuổi, những người mắc bệnh và người nghèo là những đối tượng dễ bị tổn thương hơn so với những người khác trong các đợt sóng nhiệt.

Hiện nay, biến đổi khí hậu thường xuyên hơn, nghiêm trọng hơn và theo đó, sóng nhiệt sẽ dài hơn trong những ngày hè. Vì vậy, những tác động của sóng nhiệt lên sức khỏe ngày càng gia tăng về tần suất và số lượng người mắc.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Lực lượng chức năng giám sát việc tiêu hủy sản phẩm.

Chiều 19/4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái phối hợp cùng cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy gần 7 tấn chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đoàn công tác Hội CCB tỉnh Ninh Thuận tham quan gian trưng bày hiện vật lịch sử giải đoạn 1954 - 1975 tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Trong hành trình về nguồn tại các tỉnh phía Bắc nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/154 - 7/5/2014) và 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chiều 19/4, đoàn công tác Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Ninh Thuận đã tham quan Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Lò đốt rác Đông Cuông chính thức hoạt động trờ lại vào ngày 19/4

Sáng 19/4, Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt xã Đông Cuông, huyện Văn Yên đã chính thức vận hành trở lại sau thời gian tạm dừng hoạt động để xử lý sự cố kỹ thuật và lấy mẫu quan trắc khí thải tại khu vực lò đốt và khu vực dân cư lân cận.

Ảnh minh họa

Nghị định 40/2024/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở 2023 nêu rõ chế độ, chính sách, của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở chính thức được áp dụng từ 1/7 tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục