Yên Bái đào tạo nghề gắn với nhu cầu doanh nghiệp và thị trường

  • Cập nhật: Thứ ba, 4/7/2023 | 7:31:29 AM

YênBái - Các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đã tăng cường công tác liên kết với các doanh nghiệp, đào tạo nghề theo đơn đặt hàng hoặc theo nhu cầu xã hội... nhằm giúp nâng cao tỷ lệ học viên sau khi đào tạo có việc làm ngay với mức thu nhập ổn định.

Sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái được đào tạo chuyên sâu để có tay nghề vững, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.
Sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái được đào tạo chuyên sâu để có tay nghề vững, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.


Trong giờ thực hành của học sinh lớp Điện công nghiệp, Trường Trung cấp Nghề Lục Yên, các em phân tích các bản vẽ thiết kế lắp đặt điện công nghiệp, dân dụng, không khí học tập rất sôi nổi. 

Thầy giáo Nguyễn Anh Lương chia sẻ: "Trong xã hội hiện đại ngày nay, điện là yếu tố then chốt không thể thiếu của mọi gia đình dù là ở bất cứ đâu. Do đó, nhu cầu sửa chữa điện có ở khắp mọi nơi đồng nghĩa với việc nghề sửa chữa điện dân dụng sẽ không bao giờ hết việc để làm, không lo bị thất nghiệp. Khi học nghề sửa chữa điện, các em được trang bị về kiến thức để sau này ra trường có thể tự mở các xưởng sửa chữa điện hoặc vận hành máy ở các doanh nghiệp, công ty”. 

Trường Trung cấp Nghề Lục Yên năm học 2022 - 2023 có 19 lớp vừa đào tạo văn hóa vừa đào tạo các nghề: điện công nghiệp, công nghệ ô tô, kỹ thuật máy lạnh, hàn, may mặc, thú y, chăm sóc sắc đẹp, pha chế… với trên 840 học sinh. 

Thời gian qua, nhà trường đã đẩy mạnh hoạt động tư vấn, hướng nghiệp trong quá trình tuyển sinh nhằm nâng tỷ lệ đào tạo ngành nghề phù hợp nhu cầu của các đơn vị tuyển dụng lao động. 

Đang theo học năm thứ 2 lớp Cao đẳng ô tô, Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái, em Dương Phú Hiệp đã được các thầy trang bị lý thuyết, sau đó trong những buổi thực hành, em cùng các bạn được đi thực tập, trải nghiệm tại các ga-ra, showroom từ 3 đến 5 tháng, tiếp cận với máy móc, thiết bị hiện đại. 

Em Hiệp chia sẻ: "Qua tìm hiểu, em nhận thấy nhu cầu của nghề sửa chữa ô tô đối với xã hội rất lớn. Do đó, khả năng tìm kiếm việc làm của nghề này sẽ dễ dàng hơn so với những nghề khác. Em đang cố gắng nỗ lực học tập, rèn luyện tay nghề vững để sau này ra trường có thể tìm kiếm công việc tốt với mức lương phù hợp”. 

Tăng cường kênh kết nối chặt chẽ với DN cũng là hướng đi được Trường Cao đẳng Yên Bái lựa chọn để giúp sinh viên học gì làm nấy. Sau nhiều năm triển khai mô hình này, đến nay, nhà trường ký kết thỏa thuận hợp tác với gần 30 DN trong và ngoài tỉnh về các lĩnh vực: văn hóa, nghệ thuật, du lịch... Thông qua chương trình này, sinh viên của nhà trường được tạo nhiều cơ hội để làm quen với môi trường làm việc thực tế. 

Ông Nguyễn Việt Hưng - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hưng Việt cho biết: "Sau khi ký kết với Trường Cao đẳng Yên Bái về lĩnh vực, ngành nghề chúng tôi cần, đến nay đã có gần 70 học sinh, sinh viên đến kiến tập, thực tập tại DN. Tham gia "học kỳ DN”, các em có thêm những kỹ năng, năng lực nghề nghiệp cần thiết, để sau khi ra trường có thể "bắt tay” vào công việc luôn mà không phải đào tạo lại, rất thuận lợi cho DN”. 

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0, yêu cầu về chất lượng nhân lực ngày càng cao, người có kỹ năng nghề, nhất là lao động có tay nghề cao được các doanh nghiệp (DN) chờ đón từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường với thu nhập đáng mơ ước.

Trước thực tế đó, đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng của xã hội, của DN đang trở thành hướng đi trọng tâm của nhiều cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh nhằm tạo ra những người lao động có chất lượng và giảm chi phí, thời gian cho DN tuyển dụng. 

Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Yên Bái, khảo sát 669 DN trong tỉnh thì có 156 DN có nhu cầu tuyển dụng lao động với 124 vị trí việc làm, số lượng cần tuyển gần 5.000 người, tập trung nhiều ở lĩnh vực: du lịch, may mặc, khai khoáng, xây dựng và dịch vụ...

Trước nhu cầu đó, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đã tăng cường công tác liên kết với các DN, đào tạo nghề theo đơn đặt hàng hoặc theo nhu cầu xã hội..., nhằm giúp nâng cao tỷ lệ học viên sau khi đào tạo có việc làm ngay với mức thu nhập ổn định. Bình quân mỗi năm, toàn tỉnh đào tạo nghề cho trên 20.000 người, giải quyết việc làm cho trên 22.000 lao động; chuyển dịch được khoảng 8.000 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. 

Hết năm 2022, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản là 55,68% (giảm 2,13% so với năm 2021); lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ là 44,32%.

Có thể nói, việc quan tâm gắn kết đào tạo nghề với thị trường lao động của các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đã và đang tạo ra sự cân bằng về cung cầu trong thị trường lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có kỹ năng, phục vụ phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. 

Thanh Chi

Tags Yên Bái đào tạo nghề nhu cầu doanh nghiệp thị trường

Các tin khác

Tối 3/7, Công đoàn Viên chức tỉnh Yên Bái tổ chức Chương trình văn nghệ chào mừng Đại hội lần thứ VII và tuyên dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động công đoàn, giai đoạn 2017 – 2023.

Đồng chí Hoàng Thị Vĩnh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Ngày 3/7, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái khóa XVI tổ chức Hội nghị lần thứ VI, nhiệm kỳ 2021 - 2026, đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 và định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Đồng chí Hoàng Thị Vĩnh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy dự và chỉ đạo Hội nghị.

Ban tổ chức phát động cuộc thi.

Sáng 3/7, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII.

Hôm nay, Bắc bộ nắng nóng, nhiều nơi nắng nóng gay gắt

Trong ngày hôm nay, 3/7 và ngày mai, 4/7, khu vực Bắc bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục