Nhà nông vùng Chiến khu Vần

  • Cập nhật: Thứ sáu, 27/4/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - "Muốn ăn gạo trắng nước trong, vượt qua đèo Gỗ vào trong làng Vần". Câu ca xưa cứ cuốn hút tôi một lần đến với những nông dân vùng chiến khu cách mạng.

Hội nông dân xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên có gần 400 hội viên, sinh hoạt ở 7 chi hội, Ban chấp hành có 11 đồng chí. Suốt nhiệm kỳ qua, Hội phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong xã lãnh đạo hội viên thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới. Thực hiện cuộc vận động "nhà nhà làm giàu cho mình, cho cộng đồng, cho đất nước", Hội đã tổ chức tuyên truyền, vận động nông dân phát huy nội lực, chuyển dịch cơ cấu lao động, cây trồng vật nuôi.

Trong 5 năm qua, Hội đã cùng ngành nông nghiệp mở các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hội viên nông dân, nhất là hội viên nghèo về thâm canh tăng vụ, cây trồng vật nuôi. Đã có 1200 lượt người tham gia về chăn nuôi lợn, trâu bò, kỹ thuật làm mạ khay và dùng ni lon che chống rét cho mạ. Chính vì vậy, vụ chiêm xuân 100% gia đình hội viên nông dân biết áp dụng kỹ thuật, đảm bảo đủ mạ cấy hết diện tích của gia đình, kết hợp chăm bón, phòng trừ sâu bệnh, đầu tư thâm canh và dần chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá.

Hàng năm, gieo cấy hết diện tích 119 ha lúa nước với giống lúa năng suất, chất lượng cao. Nên năng suất bình quân đạt 10,4 tấn/ha/năm, tăng 1,2 tấn so với đầu kỳ. Thực hiện tăng vụ trên đất 2 lúa, các hộ hội viên đều cấy trà sớm để làm vụ 3, chủ yếu là cây ngô đông.

Từ vận động còn nhiều khó khăn, đến nay làm vụ ba trở thành tập quán và mỗi năm trồng 15 - 20 ha ngô đông; 5 - 7 ha rau màu các loại. Điển hình như các chi hội Bản Phạ, Bản Chao, Bản Din. Kỹ thuật trồng chè giâm cành cũng có 27 hộ tham gia và bước đầu trồng được diện tích 4,3 ha, nâng diện tích chè toàn xã lên gần trăm ha.

Về chăn nuôi đang chuyển dần theo hướng bán công nghiệp với phương châm mở rộng đàn, tăng đầu con, chú trọng đại gia súc. Bây giờ Việt Hồng đã có đàn trâu 450 con, đàn bò 214 con, đàn lợn trên 2.200 con và hàng vạn con gia cầm. Do được chú trọng phát triển và tiêm phòng dịch bệnh kịp thời mà khi các địa phương khác xảy ra dịch bệnh thì đàn gia súc, gia cầm của xã vẫn ổn định. Đã có một số mô hình gia đình chăn nuôi đại gia súc với số lượng khá như anh Long ở Bản Vần 15 con bò; các hộ anh Hạnh ở Bản Chao, anh Phiến Bản Din.. cũng có 5 - 7 con trâu bò.

Gần đây một số hộ áp dụng nuôi cá xen lúa và mạnh dạn chuyển đổi ruộng 1 vụ kém hiệu quả sang đào ao nuôi trồng thuỷ sản. Từ chương trình nuôi cá rô phi đơn tính, Hội giúp hội viên được 3 vạn con cá giống với số tiền 7,5 triệu đồng.

Để giúp các gia đình có vốn phát triển kinh tế, Hội tạo điều kiện giúp đỡ hội viên vay vốn Ngân hàng Chính sách  xã hội huyện Trấn Yên được 4 lần với 957 triệu đồng cho 222 hộ vay. Hội cũng thường xuyên phát động phong trào sản xuất kinh doanh giỏi nhằm tạo sự đoàn kết giúp đỡ nhau xoá đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Riêng năm 2006 các chi hội bình xét được 16 hộ gia đình sản xuất giỏi 5 năm và 43 hộ sản xuất giỏi trong năm. Nhiều hộ đã có thu nhập 30 -50 triệu đồng/ năm như các hộ anh Ngọc Liên ở bản Vần; hộ anh Cánh ở bản Quán; chị Luyến bản Bến; anh Vừng, anh Ngà bản Chao…

Cũng 5 năm qua, đời sống vật chất tinh thần của nông dân xã Việt Hồng không ngừng được cải thiện và nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo tính đến năm 2004 còn 61 hộ, theo tiêu chí mới còn trên 200 hộ và năm 2006 đã giảm được 44 hộ. Số hộ có phương tiện nghe nhìn cũng đạt 95%, tất cả đều được dùng điện lưới quốc gia và toàn xã có tới 372 xe máy cùng 18 máy cày bừa, 29 máy xay xát.

Hưởng ứng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" do Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, Hội nông dân xã vận động cán bộ, hội viên gương mẫu đăng ký thực hiện nếp sống văn minh, tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và tổ chức lễ hội. Đến nay 7/7 thôn bản được công nhận là bản văn hoá và xã đã ra mắt xã văn hoá. Cũng do làm tốt công tác tuyên truyền mà Việt Hồng không có người nghiện ma tuý, xã được công nhận " xã không ma tuý".

Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, các hội viên còn đóng góp ngày công, ủng hộ tiền để xây dựng 1 nhà sàn văn hoá; 4 nhà văn hoá sinh hoạt cộng đồng; 1 trường mầm non; 2 công trình nước sạch; 2 trạm biến áp và 2,4 km đường dây 0,4 KV; 5 cầu, 4 ngầm cùng 4,5 km đường giao thông nông thôn; 3 công trình thuỷ lợi với trên 3 km mương dẫn..  Hội còn phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các ban ngành tham gia chương trình quốc gia xoá nhà dột nát, xoá đói giảm nghèo. Trong suốt nhiệm kỳ đã xoá được 21 nhà, riêng Hội giúp đỡ xóa được nhà dột nát cho 10 hộ.

Đại hội Hội nông dân xã khoá VII, nhiệm kỳ 2007 - 2012 diễn ra đúng thời điểm lúa chiêm xuân trổ đòng. Khắp thung lũng Vần - Dọc ngan ngát mùi hương của lúa. Câu ca xưa. " muốn ăn gạo trắng nước trong, vượt qua đèo Gỗ vào trong làng Vần" cứ cuốn hút tôi một lần đến với những nông dân vùng chiến khu cách mạng. Không chỉ để thưởng thức bát cơm dẻo thơm nấu từ thứ gạo đặc sản, mà là vui với những thành quả mà họ đạt được trong tiến trình xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa.    

Thế Quynh

Các tin khác
Giao dịch viên của VNPT Yên Bái thực hiện chuẩn hóa thông tin cho khách hàng tại điểm giao dịch Km5, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái.

Đến nay đã hơn một năm các nhà mạng thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao cùng với sự vào cuộc triển khai nhiều giải pháp song hành của các cơ quan hữu trách nhằm thắt chặt quản lý thuê bao di động trả trước, loại bỏ tình trạng SIM “rác”. Tuy nhiên, người dân vẫn liên tục phải nhận các tin nhắn không mong muốn, các cuộc gọi rác, có dấu hiệu lừa đảo làm phiền, nhũng nhiễu.

Quang cảnh hội nghị

Ngày 16/4/2024, Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính 6 tháng đầu năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.

Tòa án nhân dân thành phố Yên Bái tổ chức phiên tòa trực tuyến, xét xử một vụ án hình sự.

Năm 2023 và quý I năm nay, Tòa án nhân dân (TAND) thành phố Yên Bái, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ việc.

Lễ đón nhận, truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ Lò Văn Nối - sinh năm 1940, tại xã Nghĩa An, là quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào được UBND tỉnh tổ chức trang trọng tại thị xã Nghĩa Lộ, tháng 6/2023.

Công tác tìm kiếm, quy tập, quản lý và chăm sóc mộ liệt sĩ trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ được quan tâm là nhờ Ban Chỉ đạo tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ (Ban Chỉ đạo 24) thị xã đã thực hiện tốt việc đảm bảo kinh phí công tác mộ liệt sĩ; việc quản lý, khai thác, sử dụng chi đảm bảo trong hoạt động của Ban Chỉ đạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục