Yên Bái: Hội thảo đánh giá thúc đẩy kỹ năng lãnh đạo và bình đẳng giới tại huyện Mù Cang Chải

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/5/2024 | 3:33:56 PM

YênBái - Vừa qua, tại xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, Trung tâm Nghiên cứu phát triển phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi (FEMMA) - Đại học Thái Nguyên tổ chức hội thảo đánh giá chương trình tập huấn “Thúc đẩy kỹ năng lãnh đạo, lồng ghép giới và lập kế hoạch hành động”.

Quang cảnh Hội thảo
Quang cảnh Hội thảo

Mù Cang Chải là huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao. Toàn huyện có gần 10.000 hội viên phụ nữ.

Chương trình tập huấn "Thúc đẩy kỹ năng lãnh đạo, lồng ghép giới và lập kế hoạch hành động” tại các xã: La Pán Tẩn, Nậm Khắt và Púng Luông, huyện Mù Cang Chải nằm trong Dự án "Nâng cao năng lực cộng đồng tại địa phương” do Trung tâm Nghiên cứu phát triển phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi (FEMMA) - Đại học Thái Nguyên và Hội Nông dân tỉnh phối hợp tổ chức đánh giá vừa qua đã đem lại hiệu quả thiết thực.
 
Sau 1 năm tổ chức, lớp tập huấn đã trang bị, nâng cao năng lực lãnh đạo và kỹ năng lồng ghép giới cho các nhà lãnh đạo nữ. FEMMA hướng tới mục tiêu tạo cơ hội, trao quyền, thúc đẩy sự phát triển xã hội, giáo dục, kinh tế và chính trị cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái để đạt được bình đẳng giới thực chất thông qua các dự án hoạt động như: vận động chính sách liên quan đến quyền của phụ nữ; xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái; nâng cao năng lực và kỹ năng lãnh đạo, ra quyết định của phụ nữ.

Đặc biệt, qua các lớp tập huấn, lãnh đạo nữ dân tộc Mông đã nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hiện thành công kế hoạch cụ thể, tăng tỷ lệ lãnh đạo nữ vùng dân tộc Mông và tiến tới xóa bỏ định kiến giới, tiến tới ra mắt mạng lưới các nữ lãnh đạo ở dân tộc Mông, tạo hiệu quả lâu dài với việc các nhà lãnh đạo địa phương, góp phần quan trọng thực hiện tốt các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030.

Qua hoạt động của FEMMA triển khai tại địa phương đã có nhiều chị em phụ nữ được cung cấp kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, quản lý thúc đẩy bình đẳng giới then chốt như: kỹ năng lãnh đạo bản thân; kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng ủy quyền có trách nhiệm giới; kỹ năng tạo động lực, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phân tích và lồng ghép giới vào chính sách, quy định tại cơ quan, tổ chức....

Tại Hội thảo, các đại biểu đã khẳng định những hoạt động nâng cao năng lực cộng đồng tại địa phương như chương trình thúc đẩy kỹ năng lãnh đạo và bình đẳng giới của FEMMA đã giúp chị em phụ nữ tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đa dạng hóa các hoạt động tạo thu nhập ổn định; nhiều nữ cán bộ, công chức, viên chức "Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, chủ động thực hiện bình đẳng giới vì sự tiến bộ và phát triển của phụ nữ... Đây sẽ là tiền đề quan trọng để huyện Mù Cang Chải ra mắt mạng lưới nữ lãnh đạo dân tộc thiểu số, giúp họ áp dụng kiến thức, kỹ năng một cách hiệu quả, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương.

Văn Tuấn

Tags Mù Cang Chải hội thảo bình đẳng giới ruộng bậc thang La Pán Tẩn phụ nữ

Các tin khác
Các đại biểu cắt băng khánh thành công trình đường Làng Bang, xã Đại Sơn.

Ngày 10/5, UBND huyện Văn Yên phối hợp với Đoàn Thanh niên Cục Hải quan Việt Nam khánh thành công trình đường Làng Bang, xã Đại Sơn. Đây là công trình giúp bà con thôn Làng Bang, thôn khó khăn của xã Đại Sơn đi lại thuận tiện.

Viên chức BHXH huyện Trấn Yên tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT hộ gia đình.

Sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới” (Chỉ thị 38), với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Yên Bái đã tạo sự chuyển biến cả về nhận thức và hành động trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện chính sách BHYT từ tỉnh đến các địa phương, lan tỏa đến người dân, khẳng định vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Thừa ủy quyền của Bộ tư lệnh Quân khu 2 đồng chí Đỗ Việt Bách - Bí thư Thị ủy, Bí thư Đảng ủy quân sự thị xã Nghĩa Lộ trao Quyết định công nhận Ban CHQS thị xã Nghĩa Lộ là Đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực tiêu biểu” và Huấn luyện giỏi”.

Xác định Phong trào Thi đua quyết thắng (TĐQT) là đòn bẩy để xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) lớn mạnh nên ngay từ những tháng đầu LLVT thị xã Nghĩa Lộ đã thống nhất chương trình huấn luyện, phát động đợt thi đua huấn luyện với mục tiêu thi đua là xây dựng các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan đơn vị vững mạnh toàn diện.

Người dân thị trấn Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu giao nộp vũ khí tự chế tại cơ quan công an.

UBND huyện Trạm Tấu vừa ban hành văn bản yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan, chủ tịch UBND các xã, thị trấn nâng cao công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK, VLN, CCHT), góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục