Bốn nhiệm vụ, giải pháp tăng cường chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/10/2024 | 8:33:21 AM

Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đặt ra 4 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 14/10/2024 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Mục tiêu của Kế hoạch nhằm thống nhất trong chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và hành động về vị trí, vai trò của công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em và trách nhiệm thực hiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc (Chỉ thị số 28-CT/TW) để các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng chương trình hoặc kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Kế hoạch đưa ra 4 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm: 1- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và hành động về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; 2- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; 3- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; 4- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, tạo sự đồng bộ trong thực hiện chính sách, pháp luật về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho trẻ em phù hợp với lứa tuổi

Để tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, Kế hoạch triển khai thực hiện thường xuyên, thiết thực, hiệu quả các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, ngành, địa phương.

Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện các chính sách, nội dung liên quan đến trẻ em theo nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với khả năng cân đối và quy định về phân cấp ngân sách nhà nước, bảo đảm ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kết hợp huy động các nguồn lực xã hội hóa và nguồn lực hợp pháp khác. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, công trình phúc lợi xã hội, dịch vụ xã hội, bảo đảm nhân lực, đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực gắn với công tác dự nguồn để thực hiện các chính sách, pháp luật về trẻ em, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, gia đình, nhà trường và xã hội, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu, gia đình, nhà trường; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho trẻ em phù hợp với lứa tuổi.

Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh

Cùng với đó là xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh, phát triển toàn diện cho trẻ em; phòng, chống xâm hại, tai nạn thương tích cho trẻ em, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh; củng cố, phát triển hệ thống phúc lợi xã hội, dịch vụ xã hội, dịch vụ bảo vệ trẻ em liên thông, liên tục, chất lượng, hiệu quả; hệ thống tư pháp thân thiện với trẻ em và trợ giúp pháp lý cho trẻ em.

Đổi mới cơ chế, chính sách xã hội hoá, khuyến khích, huy động tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia, phối hợp thực hiện có hiệu quả các chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp, mô hình chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, hỗ trợ trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo...

Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản về bảo vệ, chăm sóc trẻ em

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em và sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em; tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp cơ sở dữ liệu quốc gia về trẻ em gắn với chuyển đổi số quốc gia.

Phát triển hệ thống phúc lợi xã hội, dịch vụ bảo vệ trẻ em, dịch vụ công tác xã hội, tư vấn, tham vấn cho trẻ em phù hợp với giai đoạn mới; củng cố, phát triển đội ngũ làm công tác trẻ em các cấp, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, nhân viên công tác xã hội, cộng tác viên làm công tác trẻ em ở cộng đồng dân cư.

Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ em; phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đặc biệt chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em tại các cơ sở khám, chữa bệnh...

(Theo ĐCSVN)

Các tin khác
Lãnh đạo Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hải Phượng trao đổi công việc chuyên môn với đoàn viên Tổ công đoàn Văn phòng.

Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ (TM&DV) Hải Phượng những năm qua đã phối hợp với Ban Giám đốc Công ty và công đoàn cấp trên, triển khai thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách và đảm bảo việc làm, thu nhập ổn định cho đoàn viên, người lao động (ĐV,NLĐ).

Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh trao tặng 250 suất quà cho các hộ dân trên địa bàn huyện Văn Yên bị ảnh hưởng bởi hoàn lưu bão số 3

Sáng 15/10, Đoàn thiện nguyện của Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh đã trao tặng 250 suất quà cho các hộ dân huyện Văn Yên bị ảnh hưởng bởi hoàn lưu bão số 3.

Lãnh đạo Thị ủy Nghĩa Lộ trao tiền hỗ trợ làm nhà “Mái ấm tình thương” cho gia đình hội viên phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở thôn Mường Chà, xã Hạnh Sơn.

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2024, Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Kế hoạch số 161-KH/TU, ngày 7/2/2024 (KH 161). Căn cứ KH 161 và chỉ đạo của UBND tỉnh, cả hệ thống chính trị của Yên Bái cùng với cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân chung sức huy động, bố trí nguồn lực để thực hiện các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo thoát nghèo, có thêm điều kiện thoát nghèo bền vững.

Đội Quản lý thị trường số 4 hướng dẫn người dân huyện Trấn Yên cách phân biệt hàng thật, hàng giả.

Những năm qua, Yên Bái từng bước đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục