Từ 15/2, đơn vị bảo hiểm sẽ bị phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng nếu không thiết lập, duy trì hoạt động đường dây nóng để kịp thời tiếp nhận thông tin tai nạn, tổn thất, hướng dẫn, giải đáp cho bên mua bảo hiểm và các bên có liên quan về các vấn đề bảo hiểm bắt buộc.
|
Các đơn vị bảo hiểm (trong đó có sản phẩm bảo hiểm xe máy) phải thiết lập và duy trì đường dây nóng để kịp thời tiếp nhận thông tin tai nạn, tổn thất cho bên mua. Ảnh minh họa
|
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 174/2024 quy định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 2 năm 2025.
Tại nghị định 174, hành vi không thiết lập, duy trì hoạt động đường dây nóng để kịp thời tiếp nhận thông tin tai nạn, tổn thất, hướng dẫn, giải đáp cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và các bên có liên quan về các vấn đề liên quan tới bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật, quy định tại khoản 3 Điều 75 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, đơn vị bảo hiểm sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Trong khi đó, tại khoản 3 Điều 75 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định như sau: Thiết lập, duy trì hoạt động 24 giờ/7 ngày đường dây nóng để kịp thời tiếp nhận thông tin tai nạn, tổn thất, hướng dẫn, giải đáp cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và các bên có liên quan về các vấn đề liên quan tới bảo hiểm bắt buộc. Thực hiện ghi âm các cuộc gọi đến đường dây nóng để bảo đảm quyền lợi của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm.
Do đó, các đơn vị bảo hiểm (trong đó có sản phẩm bảo hiểm xe máy) phải thiết lập và duy trì đường đường dây nóng. Nếu người dân không gọi được đường dây nóng đơn vị bảo hiểm có thể bị phạt theo quy định.
Trước đó, tháng 12/2024, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã mở đường dây nóng 1900.633.880 để tiếp nhận và giải đáp mọi thông tin về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Đây là kênh tiếp nhận thông tin tổn thất và phối hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm hội viên để hướng dẫn và giải đáp kịp thời cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và các bên liên quan về hồ sơ và thủ tục yêu cầu bồi thường.
Thời gian qua, cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện đơn giản hóa thủ tục tiếp nhận và bồi thường cho nạn nhân bị thiệt hại do mô tô, xe máy gây ra. Việc mở đường dây nóng tiếp nhận, giải đáp và thúc đẩy giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo hiểm mô tô xe máy được chuyên gia và người dân đánh giá cao, góp phần đảm bảo lợi ích với người chủ phương tiện cơ giới khi có sự kiện không mong muốn xảy ra.
Hiện mới chỉ có 20% trong số hơn 70 triệu mô tô, xe máy ở nước ta tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm nay, doanh thu phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ mô tô, xe gắn máy đạt gần gần 432 tỷ đồng, chi bồi thường gần 42 tỷ đồng, dự phòng bồi thường gần 36 tỷ đồng.
(Theo SKĐS)
Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Yên Bình đã có nhiều biện pháp quản lý nhằm ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng lạm dụng trục lợi quỹ BHXH.
Với tinh thần “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, công tác chăm lo tết cho người nghèo đang được các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp và nhân dân huyện Văn Yên tích cực triển khai.
Những năm qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ cùng các tổ chức thành viên đã chú trọng đa dạng hóa hình thức tập hợp đoàn viên, hội viên và nhân dân, thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân, đẩy mạnh các phong trào thi đua, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
Với tinh thần “Tuổi cao - Gương sáng”, “Tuổi cao - Chí càng cao”, những năm qua, người cao tuổi (NCT) thành phố Yên Bái đã luôn phát huy bản lĩnh chính trị, kinh nghiệm sống của bản thân, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở.