Giảm nghèo nhanh và bền vững, cải thiện đời sống hộ nghèo

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/1/2025 | 8:41:47 AM

Thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030, trong năm 2024, cả nước tiếp tục duy trì tỷ lệ nghèo đa chiều giảm hơn 1%, đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận một huyện thoát nghèo và 17 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn…

Ảnh minh họa: Được chính quyền hỗ trợ trâu bò để sản xuất, thu nhập gia đình anh Lý Văn Nó (xã Thượng Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) từng bước được cải thiện.
Ảnh minh họa: Được chính quyền hỗ trợ trâu bò để sản xuất, thu nhập gia đình anh Lý Văn Nó (xã Thượng Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) từng bước được cải thiện.

Tính đến hết năm 2024, có 4/6 mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 5 năm đã đạt và vượt mục tiêu đề ra. Kết quả giải ngân có nhiều chuyển biến tích cực, đến hết tháng 11/2024 giải ngân vốn sự nghiệp của Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đạt cao nhất trong ba chương trình mục tiêu quốc gia. Việt Nam được các nước G20 mời là thành viên sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và chính thức trở thành thành viên của Liên minh này.

Ước tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2024 còn dưới 1%; tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 26% (giảm khoảng 5%); tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn dưới 13,5% (giảm hơn 3%), đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao; có 10 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn và một huyện nghèo thoát nghèo. Giai đoạn 2021-2024, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm khoảng 4,2% (giảm bình quân khoảng 1,05%/năm); tỷ lệ hộ nghèo các huyện nghèo giảm bình quân hơn 4%/năm, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân hơn 3%/năm.

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, thu nhập của hộ nghèo được nâng lên, đời sống được cải thiện, có thể thấy thời gian qua hệ thống chính sách, pháp luật về giảm nghèo được ban hành khá đồng bộ, toàn diện; ngân sách nhà nước và nguồn lực huy động từ xã hội đầu tư cho công tác giảm nghèo ngày càng tăng. Nhận thức, ý chí vươn lên của người nghèo tăng cao, có nhiều tấm gương điển hình nỗ lực vươn lên thoát nghèo; hàng triệu hộ nghèo đã thoát nghèo, nhiều hộ có cuộc sống trung bình, khá giả, nhiều địa bàn nghèo thoát khỏi tình trạng khó khăn, một số địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới.

Giảm nghèo đa chiều được triển khai quyết liệt, đồng bộ, đổi mới về phương thức, giải pháp thực hiện, tập trung vào các đối tượng nghèo nhất với nhiều mô hình mới, cách làm hay, gắn kết giữa tạo sinh kế, việc làm, đào tạo nghề và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; nhiều địa phương ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân chủ động vươn lên thoát nghèo…

Bên cạnh đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ động tham mưu cho Chính phủ tổ chức Chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Chương trình đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình ủng hộ, tham gia của các bộ, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đối với công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát và số kinh phí đã huy động được tại Chương trình là hơn 5.000 tỷ đồng. Phấn đấu đến hết năm 2025 hoàn thành xóa toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên phạm vi cả nước, về đích sớm 5 năm so với mục tiêu Ban Chấp hành Trung ương Đảng đặt ra.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, thời gian tới sẽ triển khai sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030; tổng kết, đánh giá, trình Chính phủ ban hành chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2026-2030. Hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025. Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách giảm nghèo hiện hành.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, sẽ đẩy nhanh tiến độ rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách giảm nghèo theo hướng tích hợp chính sách thuộc các lĩnh vực khác nhau để không bị chồng chéo, trùng lắp, bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân.

Mặt khác, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của các hộ nghèo, cận nghèo; hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh phù hợp với người nghèo, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi. Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ năm 2025 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025.

Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương giải ngân có hiệu quả nguồn vốn được giao, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức rà soát xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo; hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình. Hoàn thiện và vận hành hiệu quả hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện, đáp ứng yêu cầu quản lý chương trình.

Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện chính sách giảm nghèo, chuẩn nghèo đa chiều gắn với mục tiêu phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân. Tổ chức triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và các chính sách giảm nghèo, trong đó tập trung giải quyết các nhóm nghèo nhất, vùng nghèo nhất, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền, dân tộc; tổng kết việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025, trình Quốc hội xem xét, quyết định việc tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2026-2030.

Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế; nâng cao chất lượng cuộc sống cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hỗ trợ các địa bàn nghèo thoát khỏi tình trạng khó khăn.

(Theo NDO)

Các tin khác
Trồng mới vườn thuốc nam tại Trạm Y tế xã Ngòi A, huyện Văn Yên.

Hiện nay, mạng lưới hội đông y các cấp tỉnh Yên Bái duy trì hoạt động ổn định ở 9/9 huyện, thị xã, thành phố và 3 chi hội trực thuộc Tỉnh hội, 130 hội, chi hội và 1.479 hội viên. Hệ thống phòng chẩn trị lồng ghép tại cơ sở xã, phường có 47 phòng, trong đó có 29 phòng chẩn trị tư nhân; duy trì hoạt động hiệu quả 18 phòng chẩn trị của ông lang, bà mế lồng ghép tại trạm y tế. Các trung tâm y tế và trạm y tế đều có hoạt động KCB bằng YHCT và vườn thuốc nam theo mẫu.

Hệ thống đèn chiếu sáng năng lượng mặt trời lắp đặt tại xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải giúp người dân đi lại thuận lợi.

Chương trình "Thắp sáng đường quê" những năm gần đây đã mang lại hiệu quả thiết thực, không chỉ góp phần bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, làm đẹp thêm những tuyến đường mà còn thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Đoàn công tác tặng quà cho hộ nghèo, hộ bị thiệt hại do bão số 3 (YAGI) trên địa bàn huyện Văn Chấn.

Chiều 11/1, Đoàn công tác của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do đồng chí Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà hộ gia đình chính sách, hộ nghèo nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn huyện Văn Chấn.

Cục Chính trị Quân khu 2 tặng quà cho các đối tượng chính sách tại huyện Lục Yên.

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, trong 2 ngày 10 - 11/01/2025, Cục Chính trị Quân khu 2 phối hợp với Ban Thanh niên Quân đội, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Yên Bái, Huyện ủy, UBND huyện Lục Yên long trọng tổ chức Chương trình “Xuân đoàn kết - Tết thắm tình quân dân” .

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục