Đổi thay ở đồng Máy A

  • Cập nhật: Thứ ba, 18/11/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - “Đồng Máy A, đường bây giờ đi lên đã khá hơn, ô tô có thể vào trong thôn để thu mua gỗ. Trước đây, đường vào thôn gặp trời mưa thì phải mất 1 đến 2 tiếng mà xe máy chưa chắc đã đi được đấy!” - Anh bạn người bản địa chở tôi bằng xe máy ngược dốc băng băng hướng về thôn người Dao nói như vậy.

Người dân thôn Đồng Máy A phơi thóc nếp.
Người dân thôn Đồng Máy A phơi thóc nếp.

Những ngôi nhà cấp 4 lợp phi brô xi măng nằm san sát, men theo nhưng sườn đồi, bao quanh là màu xanh bạt ngàn của rừng keo, đồi chè. Và một điều không phải nơi đâu cũng làm được như ở thôn Đồng Máy A xã Việt Cường (huyện Trấn Yên), đó là tất cả chuồng trâu, bò đều được xây dựng xa nơi sinh hoạt của các hộ. Chính lẽ đó mà thôn Đồng Máy A đã được huyện công nhận là làng văn hoá từ năm 2004.

Với 254 khẩu, 60 hộ và 100% là đồng bào người Dao, thôn có diện tích tự nhiên rộng 84 ha, trong đó đất lâm nghiệp chiếm 74 ha, còn lại là 10 ha đất nông nghiệp và đất ở. Từ năm 2000 trở về trước, người Dao thôn Đồng Máy A chủ yếu canh tác theo kiểu quảng canh, chỉ lo những cái ăn trước mắt mà không biết tận dụng những ưu thế tự nhiên mang lại. Chẳng hạn, gieo cấy được cây lúa thì không chăm sóc mà bỏ lên rừng kiếm măng để sống qua ngày. Khi mùa măng qua đi, thì cỏ mọc cao hơn lúa. Có những nhà có được một ít tiền từ bán chè và keo thì họ không tập trung đồng vốn để tái sản xuất mà sử dụng vào mua xe máy, ti vi... Xe máy, ti vi đều có đấy nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo và rồi lại đi vay...

Theo ông Lý Kiên Cường - Trưởng thôn Đồng Máy A cho biết: “Nghĩ lại ngày đó mới khó khăn làm sao! Cả thôn chẳng gia đình nào có điện với lại đều thuộc diện nghèo. Diện tích lúa nước thì chỉ có 7 ha chia ra mỗi gia đình chỉ được mấy sào. Khi con cái lập gia đình ra ở riêng là không có đất gieo cấy. Nhiều đám ruộng do không canh tác nên trở thành hoang hóa. Bây giờ thì cuộc sống đổi mới rồi!”.

Được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, Nhà nước đưa các dự án trong phát triển chăn nuôi và chương trình 134, 135 của Chính phủ giúp đồng bào Dao ổn định cuộc sống để xoá đói giảm nghèo. Đồng thời, Trạm Khuyến nông huyện tổ chức nhiều lớp tập huấn như chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Nếu gia đình ở xa, khó khăn thì luôn có cán bộ khuyến nông về tận nơi hướng dẫn cách chăn thả gia súc, làm chuồng trại hợp vệ sinh, bón phân, cách làm để cây lúa đem lại năng suất cao; nhiều hộ được hỗ trợ để xoá nhà dột nát...

Con đường ô tô vào được một số thôn như: Đồng Phú A, Đồng Phú B, Đồng Máy B và thôn Đồng Máy A đã làm cho giao thương giữa các thôn trong xã với bên ngoài thuận lợi hơn và 100% hộ dân dùng điện lưới quốc gia từ cách đây 3 năm. Đa số người dân đều có đất trồng keo, chè, quế... Có nhà diện tích keo có đến vài ha, không những phủ xanh đất trống đồi trọc mà còn đem lại lợi ích kinh tế giúp dân xóa nghèo.

Bên cạnh đó, công tác giáo dục cũng được đặc biệt quan tâm, nên 100% các cháu đều được đến lớp. Sắp tới sẽ có một người học trung cấp y và 1 người cao đẳng sư phạm ra trường, đều là con em ở thôn này. Họ cũng đang có ý định về đây giúp sức để thôn Đồng Máy A ngày thêm văn minh đổi mới. Người Dao nơi đây đã biết dừng lại ở 2 con để nuôi dạy con cho tốt và đáng mừng là từ 4 đến 5 năm nay thôn Đồng Máy A không có trường hợp nào sinh con thứ 3. Thôn không có ai mắc các tệ nạn xã hội và trật tự an ninh luôn được giữ vững...

Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo của thôn hiện nay vẫn còn trên 50%, song những gì đang từng ngày thay đổi ở đây cho ta niềm tin trong tương lai không xa thôn Đồng Máy A sẽ đi lên mạnh mẽ, trở thành một vùng quê giàu đẹp.

Ngọc Sơn

Các tin khác

NXB Kim Đồng kết hợp cùng Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động và các sở giáo dục-đào tạo, Đoàn thanh niên, thư viện 7 tỉnh, thành phố vừa triển khai chương trình tặng 250 "tủ sách nghệ thuật" nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Theo tin từ Bộ GD-ĐT ngày 17-11, sau hơn 2 năm triển khai dự án Phát triển Giáo dục THCS giai đoạn II (2005 - 2011), đã có 150 phòng ở cho giáo viên, 212 phòng đang được triển khai xây dựng nhằm hỗ trợ đời sống cho giáo viên của 137 trường THCS ở những vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Đến năm 2010, toàn ngành sẽ có 183 trường THCS. Ảnh Quang Tuấn

YBĐT - Đó là yêu cầu của đồng chí Hoàng Xuân Lộc - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái tại buổi làm việc với UBND tỉnh và các Sở GD&ĐT, Nội vụ, Tài chính về đề án "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên trường học tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008-2010".

Một giờ thực hành Tin học tại Trung tâm Giới thiệu việc làm phụ nữ tỉnh Yên Bái.

YBĐT - Năm 2008, Trung tâm Giới thiệu việc làm phụ nữ Yên Bái đã tập trung đổi mới nội dung và hình thức giảng dạy, các hoạt động hướng về cơ sở, sát với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương và yêu cầu công tác hội phụ nữ trong thời kỳ mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục