Bão số 1 mạnh lên, mang dáng dấp bão Chanchu
- Cập nhật: Thứ ba, 5/5/2009 | 12:00:00 AM
Trung tâm KTTV TƯ dự báo, bão có thể mạnh lên và bất ngờ đổi hướng, giống cơn bão Chanchu năm 2006. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chiều 4/5 đã yêu cầu việc dự báo hướng đi của bão phải nhanh, chính xác và các địa phương phải sẵn sàng ứng phó.
Bão số 1 có thể mạnh lên và đột ngột chuyển hướng
|
Ông Bùi Minh Tăng, Giám dốc Trung tâm Dự báo KTTV TƯ, cho biết, áp thấp nhiệt đới đã hình thành và mạnh lên thành bão số 1 ngay từ giữa biển Đông, trái với quy luật là bão thường đi từ Philippines vào.
Chưa kể, ngoài khơi Philippines cũng đang có 2 cơn bão khác và 1 áp thấp nhiệt đới hoành hành. Trong đó, một cơn bão cách đảo Ludông 300-400km về phía Đông đang gây ảnh hưởng tới bão số 1, làm cơn bão này mạnh lên khá nhanh.
Do tác động của bão đôi, bão trên biển Đông di chuyển tương đối chậm. Sau khi thoát khỏi hướng Đông Bắc, nó sẽ dịch chuyển nhanh hơn và mạnh hơn. Vùng biển nam Trung Bộ, khu vực quần đảo phía bắc Hoàng Sa, Trường Sa sẽ bị bão đe dọa trực tiếp. Từ Ninh Thuận đến Bình Định dự kiến sẽ có mưa tương đối lớn, có nơi trên 300mm.
Tại cuộc họp giao ban chiều 4/5, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Trưởng Ban Chỉ đạo PCLB TƯ Cao Đức Phát cho rằng, bão số 1 có dáng dấp bão Chanchu năm 2006. Bão có thể đổi sang hướng Đông Bắc, rồi hướng Bắc, cần hết sức cảnh giác. Ông lo ngại việc ngư dân trên biển thiếu thông tin, sẽ đi theo hướng bão hoặc rơi vào tâm bão.
Đặc biệt, tàu thuyền trong khu vực giữa Trường Sa và Hoàng Sa sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm, bởi nơi đây có độ sâu từ 1.000-2.000m, chưa kể từ đảo này sang đến đảo khác cũng mất hàng trăm kilomet.
Do vậy, Bộ trưởng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần thông tin cho ngư dân biết đường đi của bão, thoát khỏi vùng nguy hiểm. Bên cạnh đó, cần rà soát, kiểm đếm lại lượng tàu thuyền vì số lượng tàu trên biển còn rất lớn, nhất là với tàu ngư dân, chỉ cần sóng cấp 7-8 là có thể bị đánh chìm.
Ngoài ra, đến nay vẫn chưa có thông tin về các tàu vận tải của các DN tư nhân hoạt động trên biển.
Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạo, đối với tàu thuyền từ Kinh độ 111 trở lên cần chạy vào bờ, còn dưới Vĩ độ 10 cần đi xuống phía Nam, thoát ra khỏi vùng nguy hiểm. Những tàu cá ở gần Hoàng Sa, Bộ Ngoại giao sớm liên lạc với Trung Quốc để ngư dân tránh trú bão.
Uỷ ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn cũng đã ra lệnh cho tàu hải quân, cảnh sát biển và tàu tìm kiếm cứu nạn trực 24/24h, với 6 chiếc ở Trường Sa, 5 chiếc ở Đà Nẵng, 3 chiếc ở Cam Ranh, 2 chiếc ở Nha Trang (Khánh Hoà) và 4 chiếc ở Bà Rịa - Vũng Tàu.
Bên cạnh đó, có 10 máy bay, trong đó có 2 chiếc A56 và 8 chiếc trực thăng, đang đậu ở Gia Lâm, Hoà Lạc, Tân Sơn Nhất, Nha Trang và Đà Nẵng sẵn sàng đợi lệnh xuất phát.
Theo Ban chỉ đạo PCLB TƯ, đến 15h30 ngày 4/5, Bộ đội Biên phòng và chính quyền các địa phương đã kiểm đếm, thông báo cho 5.624 tàu/40.437 ngư dân đang hoạt động trên biển biết vị trí của bão số 1.
Trong đó, khu vực giữa biển Đông và đảo Trường Sa có 268 tàu/3.611 ngư dân, khu vực đảo Hoàng Sa có 29 tàu/497 ngư dân. Có 8 tàu với 78 ngư dân của Tiền Giang đang đánh bắt ở phía Đông đảo Trường Sa, nghe tin có bão đã đi tránh ở Philippines. Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao đã có Công hàm đề nghị phía bạn cho các tàu trên vào tránh bão và có giúp đỡ nhân đạo khi cần thiết.
Ban Chỉ đạo PCLB TƯ cho biết, từ 27/4-2/5, khu vực miền Trung đã có mưa rất to, đặc biệt từ các tỉnh Quảng Bình đến Quảng Nam. Lượng mưa phổ biến 50-100mm. Tính đến 9h sáng nay, diện tích lúa bị ngập, hư hỏng lên tới 17.900ha, trong đó Quảng Bình 1.500ha, Quảng Trị 1.500ha, Huế 8.176 ha và Quảng Ngãi 6.700ha. Diện tích hoa màu bị ngập là 3.000ha. 31.000m3 đê bao bị sạt lở. |
Đồng thời, các địa phương cũng phải sẵn sàng phó, nhất là việc rà soát lại vật tư dự trữ và chuẩn bị 4 tại chỗ. Ông yêu cầu cử 4 đoàn đi kiểm tra công tác PCLB tại các địa phương, xem việc này các tỉnh thực hiện thế nào.
Cũng nhân dịp này, Bộ trưởng, Trưởng Ban chỉ đạo PCLB TƯ Cao Đức Phát yêu cầu các bộ, ngành và địa phương khởi động, kiểm tra lại toàn bộ hệ thống phòng chống lụt bão để bộ máy này vận hành trơn tru, tránh tình trạng bị động như mùa mưa bão năm 2008, ngay từ đầu mùa mưa lũ đã gây ngập lớn tại Lào Cai, Lạng Sơn, Yên Bái.
Ngay trong tháng 5 này, sẽ tiến hành kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại các tỉnh, đặc biệt là khu vực miền núi phía Bắc. "Cần có phương án phòng chống, rà soát và di dân ra khỏi những vùng xung yếu. Ở miền núi cũng phải trang bị canô cứu hộ trong tình huống khẩn cấp, miền Nam lo sơ tán dân. Công tác phòng chống lụt bão phải chủ động xuống tận thôn, xã", Bộ trưởng nhắc nhở.
Đại diện Bộ Tài chính cho biết, đến nay cả TƯ và địa phương đã bố trí dự phòng ngân sách cho công tác PCLB năm nay.
Về gạo dự trữ quốc gia, sau khi Chính phủ yêu cầu xuất cứu đói năm 2008 nay đã mua bổ sung xong cho năm 2009, đủ ứng cứu khi cần thiết. Mặt hàng xăng dầu cũng đã nhập bổ sung. Riêng áo phao và xuồng cứu hộ đã được tổ chức đấu thầu. Chuyến hàng áo phao nhập khẩu đầu tiên 1-2 ngày tới sẽ cập cảng Hải Phòng.
Theo Bộ Quốc phòng, mỗi vùng hiện có trung bình 10 xuồng cứu nạn, chưa kể các địa phương cũng có. Bộ này kiến nghị nên có 1 tàu cứu nạn ở đảo Phú Quý, một tàu ở Nghi Sơn (Quảng Ngãi) để ứng cứu khi cần thiết vì từ đó ra Hoàng Sa chỉ cách 100 hải lý. Hiện cả nước cũng đã có 50 xuồng vượt sóng nhẹ, có thể dùng mái chèo di chuyển rất hữu hiệu khi có sóng lớn, nên mua bổ sung thêm.
(Theo VietNamNet)
Các tin khác
Ngày 4-5, lần đầu tiên Bộ Y tế đã tổ chức cuộc giao ban trực tuyến với 63 tỉnh thành phố chỉ đạo công tác phòng chống dịch cúm A/H1N1 tại 9 điểm cầu. Mặc dù hầu hết các địa phương đều đã có kế hoạch sẵn sàng phòng chống và ứng phó với đại dịch cúm A/H1N1, song thuốc Tamiflu và thiết bị y tế vẫn còn quá thiếu.
YBĐT - Kỷ niệm 55 chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2009), 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn và 60 năm Chiến thắng chiến dịch sông Thao (19/5/1949- 19/5/2009), sáng 4/5/2009, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ tỉnh Yên Bái tổ chức gặp mặt, giao lưu với các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tiêu biểu trực tiếp tham gia các chiến dịch.
YBĐT - Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường trung học phổ thông giai đoạn 2008 - 2013 với mục tiêu huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong, ngoài nhà trường để xây dựng một môi trường văn hóa, giáo dục thân thiện, an toàn, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội; phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.
YBĐT - Được Ban liên lạc chiến sỹ Điện Biên thành phố Yên Bái giới thiệu, chúng tôi tìm gặp Ông Phạm Văn Xiển, thương binh hạng 2/4 đang trú tại tổ 25, phường Nguyễn Phúc (thành phố Yên Bái) - người đã trực tiếp chỉ huy một số trận đánh trong chiến dịch Tây Bắc, chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử năm 1954. Ở cái tuổi 81 nhưng ông vẫn khoẻ mạnh, minh mẫn và nhanh nhẹn…