PTT, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân: Không chấp nhận các trường cao đẳng sư phạm kém chất lượng

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/5/2009 | 12:00:00 AM

Đó là nội dung phát biểu kết luận Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định 09/2005/TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005- 2010 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Hà Nội ngày 12- 5.

Hội nghị được tổ chức qua cầu truyền hình gồm bốn điểm cầu ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ với sự tham dự của 736 đại biểu là lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố; lãnh đạo các sở giáo dục và đào tạo, sở nội vụ, sở lao động- thương binh và xã hội, sở tài chính và các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.

Báo cáo sơ kết của Ban chỉ đạo quốc gia thực hiện Quyết định 09/2005/QĐ-TTG (Đề án 09) và các báo cáo tham luận tại Hội nghị đều nhất trí đánh giá ba năm qua, hệ thống văn bản về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cũng như chế độ, chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã dần được bổ sung, điều chỉnh; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tăng trưởng mạnh về số lượng, từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục của đất nước.

Về cơ bản, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã đạt chuẩn trình độ đào tạo, năng lực sư phạm được nâng lên, bước đầu đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Hệ thống các trường, khoa sư phạm và các trường, học viện cán bộ quản lý giáo dục đã có sự chuyển dịch hợp lý hơn theo hướng đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa và nâng cao trình độ của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Tuy nhiên, số lượng giáo viên còn thiếu ở mọi cấp, bậc học và phân bố chưa đồng đều giữa các vùng miền; còn có tình trạng vừa thừa vừa thiếu giáo viên cục bộ; giáo dục đại học còn thiếu hàng vạn giảng viên. Một bộ phận nhà giáo kỹ năng sư phạm còn yếu, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới, chưa đạt mục tiêu đề ra; số nhà giáo thành thạo ngoại ngữ và tin học còn ít. Năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục còn bất cập, chưa theo kịp với những yêu cầu, nhiệm vụ mới. Đội ngũ giảng viên của những cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo mới được nâng cấp chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ tương ứng. Một số chỉ tiêu được đặt ra đến năm 2010 có nguy cơ không thể thực hiện được như: có 10% giáo viên THPT có trình độ sau đại học; 40% giảng viên cao đẳng có trình độ thạc sĩ; 20 sinh viên/giảng viên; 25% giảng viên đại học, cao đẳng có trình độ tiến sĩ…

Hội nghị kiến nghị với Chính phủ cho phép kéo dài thời gian thực hiện Đề án 09 đến năm 2012 để bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu đề ra đồng thời kiến nghị các bộ, ngành xây dựng các chế độ, chính sách để động viên đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục yên tâm công tác.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Quyết định 09, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định năm 2009- 2010, ngành giáo dục và đào tạo sẽ rà soát lại các trường sư phạm, không chấp nhận duy trì các trường cao đẳng sư phạm kém chất lượng. Ngành sẽ đẩy nhanh việc xây dựng bộ giáo trình dùng chung cho các trường sư phạm đồng thời xây dựng cơ chế quản lý giáo viên các trường sư phạm.

Về bậc học mầm non, các sở giáo dục và đào tạo cần xây dựng chương trình phát triển đội ngũ giáo viên  theo hướng nâng cao chất lượng dù hiện tại, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn cho bậc học này đã vượt chỉ tiêu đề ra cho năm 2010 nhưng vẫn còn thiếu so với quy định.

Bộ cũng sẽ rà soát lại các chế độ, chính sách với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục như chế độ với giáo viên vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa; công tác luân chuyển giáo viên; xem xét kéo dài thời gian công tác của nhà giáo có trình độ tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư; đổi mới cơ chế quản lý của ngành đối với các cơ sở đào tạo…
 
(Theo NDĐT)

Các tin khác

YBĐT - Kỳ thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT năm 2009, toàn tỉnh Yên Bái có 9.344 thí sinh đăng ký dự thi tại 405 phòng thi thuộc 32 Hội đồng coi thi ở các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Nhờ biết áp dụng kiến thức khoa học vào chăn nuôi, mỗi năm gia đình chị Nguyễn Thị Minh (xã Vĩnh Kiên) xuất chuồng được 20 tấn lợn hơi.

YBĐT - Những năm qua, Hội Phụ nữ huyện Yên Bình (Yên Bái) đã có nhiều biện pháp cụ thể để xoá đói giảm nghèo cho hội viên bằng nhiều giải pháp, trong đó giúp vốn tạo việc làm là khâu quyết định. Cái nghèo về vật chất cơ bản được đẩy lùi, nhưng vấn đề xoá nghèo về kiến thức luôn là trăn trở của những làm công tác Hội.

YBĐT - Trường THPT Đồng Tâm thuộc Công ty Cổ phần đào tạo Đồng Tâm (thành phố Yên Bái) được thành lập từ tháng 7/2007.

Xưởng Cơ Khí của anh Phạm Văn Đông ở phường Cầu Thia (thị xã Nghĩa Lộ) thường xuyên giải quyết việc làm cho từ 5 - 6 đoàn viên thanh niên với mức thu nhập bình quân 1,5 triệu đồng/người/tháng.

YBĐT - Từ đầu năm đến nay, thông qua chương trình cho vay hộ nghèo; xuất khẩu lao động; sản xuất kinh doanh vùng đặc biệt khó khăn; nước sạch và vệ sinh môi trường, Huyện đoàn Văn Chấn (Yên Bái) đã ký ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện giải ngân trên 1,2 tỷ đồng cho đoàn viên thanh niên vay vốn, nâng tổng số dư nợ của đối tượng này lên trên 11 tỷ đồng với 52 tổ vay vốn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục