48 người chết và mất tích, 81 người bị thương do bão
- Cập nhật: Thứ tư, 30/9/2009 | 12:00:00 AM
Bão số 9 cướp đi sinh mạng 38 người, mất tích 10 người, bị thương 81 người, cùng với hàng trăm nghìn nhà, công trình bị sập, trôi, tốc mái, hỏng...
Huế chìm trong mưa lũ
|
Theo báo cáo nhanh của các địa phương và các Bộ, ngành, sơ bộ thiệt hại ban đầu từ bão số 9 tính đến 6 giờ sáng nay (30/9): Đã có 38 người chết, trong đó Kon Tum thiệt hại về người nhiều nhất (13 người), kế đến là Quảng Ngãi: 7; Quảng Nam: 5; TT. Huế: 4; Bình Định: 4; Đà Nẵng: 3; Phú Yên: 1; Lâm Đồng: 1;
10 người mất tích, trong đó Quảng Ngãi: 3; Bình Định: 3; Kon Tum: 2; Đà Nẵng: 1; Gia Lai: 1;
Số người bị thương lên tới 81 người, trong đó TT. Huế nhiều nhất với 16 người; Quảng Ngãi: 15; Bình Định: 12; Đà Nẵng: 10; Quảng Trị: 10; Lâm Đồng: 9; Quảng Bình: 3; Phú Yên: 3; Đắk Lắk: 3.
Ban chỉ đạo PCLBTƯ cho biết, ngoài thiệt hại với người, bão lũ cũng làm cho 5.796 nhà bị sập trôi (Quảng Trị: 1; TT. Huế: 123; Đà Nẵng: 214; Quảng Nam: 5.200; Quảng Ngãi: 96; Bình Định: 105; Phú Yên: 23; Kon Tum: 19; Đắk Lắk: 07; Lâm Đồng: 3; Gia Lai: 5);
163.011 nhà bị tốc mái, xiêu vẹo, hư hỏng (Quảng Bình: 52; Quảng Trị: 228; TT. Huế: 1.674; Đà Nẵng: 1.538; Quảng Nam: 150.000; Quảng Ngãi: 5.973; Bình Định: 2.284; Phú Yên: 66; Kon Tum: 132; Đắk Lắk: 791; Lâm Đồng: 33; Gia Lai: 240);
125.320 nhà bị ngập (Quảng Bình: 324; TT. Huế: 70.037; Đà Nẵng: 4.950; Quảng Nam: 50.000; Kon Tum: 09; Tỉnh Quảng Ngãi hiện chưa có số liệu thống kê);
215 phòng tại trường học bị hư hỏng, ngập (Quảng Trị: 5; Đà Nẵng: 16; Quảng Ngãi: 150; Kon Tum: 7; Đắk Lắk: 11; Gia Lai: 26);
12.269 trạm y tế, trụ sở UBND xã, các công trình công cộng bị hư hỏng, ngập: (Quảng Trị: 4; Quảng Nam: 12.200; Quảng Ngãi: 33; Kon Tum: 01; Đắk Lắk: 22; Gia Lai: 09);
Thiệt hại nặng cho nông nghiệp, giao thông, điện, thủy lợi và thủy sản
Về nông nghiệp, 14.167 ha lúa bị ngập, ngã đổ (Quảng Trị: 1.425; TT. Huế: 39; Đà Nẵng: 70; Quảng Nam: 1.000; Quảng Ngãi: 495; Bình Định: 8.300; Kon Tum: 751; Đắk Lắk: 1.824; Lâm Đồng: 04; Gia Lai: 260);
7.443 ha Ngô, mía bị ngập (Quảng Bình: 220; Quảng Trị: 188; TT. Huế: 1.073; Quảng Nam: 3.000; Quảng Ngãi: 150; Bình Định: 735; Kon Tum: 200; Đắk Lắk: 1.445; Gia Lai: 432);
4.522 ha Hoa màu các loại bị ngập, hư hại: (TT. Huế: 1.073; Quảng Ngãi: 3.265; Phú Yên: 83; Kon Tum: 100; Lâm Đồng: 01); 21.416 ha Diện tích cây công nghiệp hư hại:(Quảng Trị: 2.339; TT. Huế: 2.217; Quảng Ngãi: 15.000; Kon Tum: 20; Đắk Lắk: 740; Gia Lai: 1.100).
Về giao thông, nhiều tuyến đường bị ngập, sạt lở gây ách tắc giao thông, điển hình như đèo Lò Xo trên tuyến đường Hồ Chí Minh; Cùng với đó là 107.603 m3 đất sạt lở, trôi, bồi lấp (Quảng Bình: 15.000m3; TT. Huế: 2.903m3; Đà Nẵng: 65.500m3; Kon Tum: 24.200m3);
41 công trình bị hư hỏng (Kon Tum: 40; Lâm Đồng: 1) và 18km đường giao thông nông thôn bị hư hỏng (Đà Nẵng: 5,3; Quảng Ngãi: 12).
Đợt bão lũ này cũng gây thiệt hại về hệ thống điện rất lớn, theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực VN, hệ thống điện khu vực ảnh hưởng của bão gặp nhiều sự cố.
Cụ thể, lưới điện 550Kv: Đường dây 500Kv Đà Nẵng – Hà Tĩnh (hai mạch) bị sự cố từ 21h30/28/9, đã khôi phục mạch 1 hồi 16h40 ngày 29/9; Đường dây 500Kv Di Linh – Tân Định bị sự cố lúc 2h45, khôi phục lúc 8h29; Lưới điện 220Kv: Đường dây Hoà Khánh - Huế và Plâycu – Quy Nhơn bị sự cố và cô lập từ 1h02’ và 8h29’ ngày 29/9.
Với lưới điện 110Kv: Hiện đang sự cố các đường dây Đà Nẵng – Hoà Khánh, Đà Nẵng – Liên Trì - Quận Ba, Quận Ba – An Đồn, Hòa Khánh - Hải Vân – Liên Chiểu – Lăng Cô, Dốc Sỏi - Cảng Dung Quất, Dốc Sỏi - Quảng Ngãi, Quy Nhơn – Sông Cầu, Đồn Phó – An Khê và Hoài Nhơn – Phù Mỹ; mất điện toàn các trạm 110Kv cảng Dung Quất, Tịnh Phong, Cầu Hai, An Khê, Kỳ Hà.
Với lưới điện phân phối: Sự cố làm nhiều khu vực mất điện toàn bộ như huyện Lệ Thủy, Bố Trạch, Quảng Ninh, Tuyên Minh (Quảng Bình); Cam Lộ, Vĩnh Linh, Gio Linh (Quảng Trị); Hương Trà, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, Hương Thủy, Nam Đông, A Lưới (TT. Huế); toàn bộ tỉnh Quảng Nam, Bình Định và gần toàn bộ tỉnh Quảng Ngãi,… và tuyến cáp quang bị đứt tại nhiều vị trí.
Bão lũ cũng gây thiệt hại cho thủy lợi với 186 công trình nhỏ, đập tạm bị vỡ, hư hỏng (Đà Nẵng: 6; Quảng Ngãi: 14; Kon Tum: 157; Đắk Lắk: 09);
66.550m đê, kè, kênh mương bị trôi, hư hỏng (TT. Huế: 18.800; Đà Nẵng: 5.000; Kon Tum: 36.000; Đắk Lắk: 6.750);
Thiệt hại về thủy sản, 116 tàu thuyền bị chìm, lật chủ yếu ở cửa sông, ven bờ và trong các khu trú tránh (Đà Nẵng: 6; Quảng Ngãi: 51; Bình Định: 42; Phú Yên: 17);
1.602ha diện tích ao cá, tôm bị ngập, hư hại (Quảng Bình: 220; TT. Huế: 217; Đà Nẵng: 15; Quảng Nam: 1.000; Bình Định: 110; Kon Tum: 40).
(Theo VTC)
Các tin khác
YBĐT - Ma tuý là hiểm họa chung của toàn xã hội, nó len lỏi vào từng ngõ ngách, gõ cửa từng nhà. “Cấm cửa” tuyệt đối ma tuý là trách nhiệm không của riêng ai, đặc biệt là những người công tác trong các ban, ngành liên quan. Đó chính là lý do để Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho ra đời cuộc thi “Tìm hiểu luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma tuý về lĩnh vực cai nghiện phục hồi”. Yên Bái cũng đang triển khai thực hiện cuộc thi nhằm thu được kết quả cao nhất.
Chiều tối 29/9, miền Trung đã có gần 30 người chết, hàng nghìn hộ dân bị cô lập trong mưa bão. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Quân khu 5 điều máy bay trực thăng, xuồng cao su khẩn cấp cứu hộ dân bị mắc kẹt.
Ngày 29-9, Việt Nam đã ghi nhận thêm 248 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1 và 1 ca tử vong mới, nâng số người tử vong do cúm A/H1N1 lên 15 trường hợp.
Trước tình hình triển khai Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) còn nhiều khó khăn, ngày 28-9, Thủ tướng đã có công điện yêu cầu Bộ Y tế tổ chức các đoàn công tác đi một số tỉnh, bệnh viện kiểm tra, hướng dẫn các bệnh viện tổ chức tốt công tác khám bệnh, chữa bệnh và thu phần chi phí cùng chi trả của người bệnh bảo đảm thuận tiện, giảm phiền hà cho người bệnh khám chữa bệnh bằng BHYT; báo cáo kịp thời các vướng mắc vượt thẩm quyền, đồng thời đề xuất với Thủ tướng các biện pháp cần thiết để giải quyết.