Yên Bái sau 2 năm thực hiện Luật Công chứng và Nghị định số 79/2007/NĐ-CP
- Cập nhật: Thứ năm, 8/10/2009 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Để thực hiện có hiệu quả Luật Công chứng năm 2006 và Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ, Sở Tư pháp Yên Bái đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các phòng công chứng tổ chức triển khai các văn bản pháp luật về công chứng, chứng thực.
đồng thời thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, đại chúng của tỉnh về chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị.
Sau 2 năm triển khai thực hiện Luật Công chứng và Nghị định số 79/2007/NĐ-CP tại tỉnh Yên Bái đã thu được một số kết quả bước đầu.
Về công chứng:
Sở Tư pháp đã xây dựng Đề án chuyển đổi phòng công chứng từ đơn vị quản lý nhà nước sang đơn vị sự nghiệp. Ngày 2 tháng 6 năm 2009, UBND tỉnh Yên Bái đã ra quyết định chuyển đổi Phòng Công chứng trực thuộc Sở Tư pháp từ đơn vị hành chính sang đơn vị sự nghiệp. Hiện nay, tỉnh Yên Bái có hai phòng công chứng với 11 cán bộ, nhân viên, trong đó, công chứng viên 5, chuyên viên pháp lý 3, nhân viên khác 3.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn tại địa phương, Sở Tư pháp đã tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 24/2008/QĐ-UBND ngày 14/10/2008 về việc chuyển giao việc thực hiện các hợp đồng giao dịch về bất động sản cho các phòng công chứng thực hiện. Tổ chức làm việc vào thứ bảy hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, đáp ứng nhu cầu công chứng của tổ chức và cá nhân trên địa bàn. Trong 2 năm qua, công tác công chứng đã tiếp nhận và giải quyết 4.607 hợp đồng, giao dịch thu phí công chứng 1.068.153.000 đồng.
Về chứng thực:
Ngay sau khi Nghị định số 79/2007/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, Sở Tư pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn Nghị định số 79/2007/NĐ-CP trên phạm vi toàn tỉnh cho các sở, ban, ngành và trưởng phòng tư pháp các huyện, thị xã, thành phố, chủ tịch UBND, cán bộ tư pháp hộ tịch các xã, phường, thị trấn.
Sở Tư pháp đã chỉ đạo phòng tư pháp cấp huyện thường xuyên theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra công tác tư pháp ở cấp cơ sở, đồng thời Sở Tư pháp tổ chức nhiều đợt kiểm tra trực tiếp công tác tư pháp ở một số huyện, xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Qua kiểm tra đã phát hiện, chỉ rõ và kịp thời uốn nắn những thiếu sót, tồn tại trong công tác tư pháp nói chung và công tác chứng thực nói riêng, nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác tư pháp tại cơ sở, qua đó góp phần ổn định tình hình kinh tế, chính trị và trật tự xã hội trong toàn tỉnh.
Để hoàn thiện và phù hợp trong công tác chứng thực, năm 2009, Sở Tư pháp đã xây dựng Đề án mức thu lệ phí cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký. Đề án đã đi vào hoạt động trong từ tháng 3 năm 2009.
Trong 2 năm đã chứng thực, tiếp nhận và giải quyết: Ở cấp huyện: chứng thực bản sao 840 việc, chứng thực chữ ký 300 việc, tổng số tiền là 13.307.000 đồng; cấp xã: chứng thực hợp đồng, giao dịch 4.600 việc, chứng thực bản sao 282.873 việc; chứng thực chữ ký 2.060 việc, tổng số tiền: 1.013.853.000 đồng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác công chứng và chứng thực còn có khó khăn, đó là: đội ngũ cán bộ tư pháp còn thiếu và yếu, đặc biệt là cán bộ tư pháp ở cơ sở thường xuyên thay đổi, một số cán bộ làm công tác tư pháp nhưng không đúng chuyên môn đào tạo; cơ sở vật chất ở hầu hết các xã, phường, thị trấn chưa được trang bị để phục vụ cho công tác chứng thực, nhất là đối với việc chứng thực bản sao; chức năng nhiệm vụ được giao của cán bộ tư pháp hộ tịch cơ sở còn quá nhiều, nhưng lại chỉ có một biên chế, do vậy việc hoàn thành nhiệm vụ còn hạn chế.
Để thực hiện tốt những quy định của Luật Công chứng và Nghị định số 79/2007/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trước hết cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, nhằm tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho công chứng viên, viên chức trực tiếp làm công chứng, cán bộ, chuyên viên làm công tác quản lý nhà nước về hoạt động công chứng ở địa phương; hỗ trợ kinh phí đào tạo và tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cơ bản đội ngũ cán bộ tư pháp, đặc biệt là cán bộ tư pháp cơ sở, góp phần phát huy hiệu quả của công tác tư pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân và tăng cường công tác quản lý nhà nước ở địa phương.
Hoàng Anh
Các tin khác
Đến 4 giờ ngày mai (9/10), vị trí tâm bão vào khoảng 17,8 độ Vĩ Bắc, 121,2 độ Kinh Đông, trên khu vực đảo Luzon.
YBĐT - Ngay sau khi có Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ Giáo dục- Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 - 2012, Sở Giáo dục - Đào tạo Yên Bái đã tổ chức triển khai nhiệm vụ năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT tới cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành, tạo ra sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động trong việc ứng dụng CNTT phục vụ giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục.
YBĐT - UBND huyện Lục Yên (Yên Bái) vừa tổ chức tập huấn rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện năm 2009.
YBĐT - Sau trận lũ quét lịch sử năm 2005, Bình Thuận - xã vùng sâu của Văn Chấn từng ngày hồi sinh. Đường làng ngõ xóm rộng mở, hàng quán dịch vụ, nhà xây kiên cố mọc lên san sát. Bằng chính nội lực, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên và gắn công tác xây dựng Đảng với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Bình Thuận hôm nay đã có một diện mạo mới.