Thi tốt nghiệp THPT sẽ có nhiều thay đổi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/10/2009 | 12:00:00 AM

Thảo luận góp ý cho quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2010 là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm trong hội thảo về công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 8-10 tại Hà Nội.

Học sinh lớp 12A6 (ban A) Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM) trao đổi sau buổi thi giữa học kỳ 1. Những học sinh này có thể sẽ không còn phải làm phần đề riêng trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới
Học sinh lớp 12A6 (ban A) Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM) trao đổi sau buổi thi giữa học kỳ 1. Những học sinh này có thể sẽ không còn phải làm phần đề riêng trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới

Có đến 11 điểm được Bộ GD-ĐT dự kiến sửa đổi. Song điểm nhận được nhiều ý kiến đề nghị sửa đổi nhất là không quy định cứng nhắc “thí sinh học chương trình nào phải làm phần đề thi riêng phù hợp với chương trình đó”.

Không có phần riêng

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2009, đề thi có hai phần chung và riêng. Thí sinh phải chọn làm phần riêng phù hợp với chương trình (chuẩn hoặc nâng cao) được học. Việc bố trí thí sinh theo phòng thi, trong các cụm thi năm 2009 cũng được sắp xếp theo ban (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, cơ bản) và theo các ngoại ngữ.

Tại hội thảo, ông Trần Văn Nghĩa, phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, thừa nhận: “Quy định thí sinh học chương trình nào làm phần đề riêng phù hợp với chương trình đó thực tế đã không thể thực hiện được”. Đại diện một số sở GD-ĐT cũng cho rằng quy định không có tính khả thi và đề nghị nên để thí sinh được lựa chọn một trong hai phần tự chọn phù hợp với kiến thức đã tích lũy và năng lực thí sinh.

Dự thảo sửa đổi, bổ sung quy chế thi tốt nghiệp THPT công bố tại hội thảo đã sửa đổi khoản 7, điều 21, với nội dung: “Thí sinh chỉ làm một trong hai phần tự chọn của đề thi. Nếu làm cả hai phần tự chọn thì bị coi là phạm quy và không được chấm điểm bài làm phần tự chọn của đề thi”. Như vậy, cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010 sẽ chỉ gồm hai phần: bắt buộc và tự chọn (không có phần riêng theo chương trình chuẩn và nâng cao). Tuy nhiên, việc này lại làm phát sinh ý kiến e ngại sẽ làm gia tăng khả năng phá sản chương trình phân ban.

Không xếp thí sinh theo ban

Mặc dù có những ý kiến phản ánh về chuyện thi cụm gây khó khăn, tốn kém cho đơn vị tổ chức và thí sinh, nhưng vấn đề này đã không được đặt ra trong nội dung thảo luận. Trao đổi bên lề hội thảo, đại diện Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT cho rằng: “Bộ GD-ĐT đã căn cứ vào phân tích kết quả của kỳ thi trước, với những ưu điểm từ việc thi cụm để dự kiến không thay đổi quy định này.

Tuy nhiên, việc quyết định còn căn cứ vào ý kiến, đóng góp tiếp theo của các cơ sở giáo dục”. Lý giải việc nên duy trì thi cụm, đại diện cục cho rằng cần lựa chọn giải pháp khó khăn hơn một chút đối với những người tổ chức thi, nhưng mang lại hiệu quả, thay vì quay về cách làm cũ.

Không được dự kiến sửa đổi, nhưng quy định sắp xếp thí sinh ngồi thi theo ban cũng có nhiều ý kiến đề nghị phải thay đổi để phù hợp với thay đổi trong cấu trúc đề thi. Đại diện Sở GD-ĐT Nam Định cho rằng việc sắp xếp thí sinh theo ban không những không giải quyết được việc kiểm soát thí sinh làm phần đề riêng theo chương trình được học mà còn làm giảm hiệu quả của việc tổ chức thi cụm.

Thực tế có những cụm thi ghép thí sinh của ba trường THPT, nhưng do có trường chỉ tổ chức học một ban (cơ bản) hoặc có những ban hiếm học sinh như ban khoa học xã hội chỉ tập trung ở một trường nhất định nên đã xảy ra tình trạng nhiều phòng thi chỉ có thí sinh của một trường thi với nhau. Vì vậy, cùng với việc không sắp xếp thí sinh ngồi theo ban, có ý kiến đề nghị cần có quy định để tránh việc cụm thi có nhiều trường nhưng thí sinh cùng trường, cùng lớp vẫn ngồi cùng phòng.

Điều chỉnh chấm chéo

Các ý kiến tại hội thảo không phản đối việc chấm chéo nhưng đề nghị quy định rõ hơn, chặt chẽ hơn ở khâu chấm thi. Đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội cho rằng: “Việc phải đảm nhiệm số lượng bài thi rất lớn của ba đơn vị khác nhau rất phức tạp, trong khi phần mềm chấm thi không tương thích”, nếu không điều chỉnh sẽ khó khăn cho việc ghép điểm, nhập dữ liệu chính xác, đúng tiến độ.

Nhiều sở GD-ĐT cho rằng không nên bắt buộc khâu làm phách phải đảm bảo quy trình “hai vòng độc lập”, gây khó khăn, phức tạp, làm chậm tiến độ chấm thi. Tiếp thu những ý kiến góp ý với mục đích không kéo dài thời gian chấm thi, Bộ GD-ĐT dự kiến sửa đổi: khâu làm phách không cần phải qua hai vòng độc lập. Bên cạnh đó, sẽ điều chỉnh mức chênh lệch điểm thi phải xử lý trong quá trình chấm thi theo đặc thù môn thi tự luận (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội).

Dự thảo mới quy định: điểm bài thi tự luận chênh 1,5 điểm trở lên với môn khoa học tự nhiên và chênh 2 điểm trở lên với môn khoa học xã hội sẽ tổ chức đối thoại giữa hai người chấm để thống nhất (quy chế hiện hành chỉ quy định mức chênh lệch chung là 2 điểm). Tương tự, điều chỉnh điểm của bài thi khi điểm chấm lại chênh lệch với lần chấm trước 0,5 điểm trở lên với môn khoa học tự nhiên và 1 điểm trở lên với môn khoa học xã hội (quy chế hiện hành quy định mức chênh lệch chung là 1 điểm).

Đại diện Sở GD-ĐT Hải Phòng đề nghị không quy định cứng nhắc việc khớp phách ngẫu nhiên 20% số bài thi mà nên để các cơ sở chủ động làm càng nhiều càng tốt, hạn chế sai sót, ảnh hưởng đến thí sinh.

100% trường phổ thông triển khai tự đánh giá

Theo Bộ GD-ĐT, để triển khai việc kiểm định chất lượng giáo dục đối với các trường học bậc phổ thông, đến nay Bộ GD-ĐT đã hoàn chỉnh hệ thống văn bản về vấn đề này. Dự kiến 100% trường từ tiểu học đến THPT trên cả nước sẽ triển khai tự đánh giá trong năm học 2009-2010. Các sở GD-ĐT sẽ tổ chức việc đánh giá ngoài. Hiện tại có 25 sở GD-ĐT tham gia “chương trình quản lý chất lượng của trường THPT”.

Về cơ bản, các sở GD-ĐT thống nhất với bộ tiêu chí và chỉ đạo của Bộ GD-ĐT trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Nhưng vẫn có một số điểm có ý kiến cho rằng khó khả thi và không phù hợp. Cụ thể tiêu chí về hoạt động dạy thêm, học thêm khó khả thi (theo đại diện Sở GD-ĐT TP.HCM) và việc duy trì tỉ lệ tốt nghiệp THPT là căn cứ để chấm điểm thi đua là không phù hợp (theo đại diện Sở GD-ĐT Sơn La).

(Theo TTO)

Các tin khác

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, hồi 19 giờ ngày 8-10, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 17,3 độ vĩ bắc, 121,3 độ kinh đông, trên khu vực đảo Lu-dông (Phi-li-pin). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km/giờ), giật cấp 9, cấp 10.

Đồng chí Hoàng Thương Lượng - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.

YBĐT - Ngày 8/10/2009, đồng chí Hoàng Thương Lượng - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã có buổi làm việc với ngành Y tế và các ngành liên quan nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác y tế từ đầu năm đến nay, cũng như định hướng nhiệm vụ trong thời gian tới.

YBĐT - Theo báo cáo của Sở y tế Yên Bái, đến ngày 7/10/2009 có 7/9 huyện thị xuất hiện dịch cúm. Các ổ dịch cúm phát hiện tại 16 trường học và một tổ dân phố. Riêng hai huyện Văn Yên và Mù Cang Chải chưa xuất hiện dịch.

Đồng chí Nguyễn Văn Ngọc - Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy trao  bằng khen cho các hộ nông dân tiêu biểu trong phong trào thi đua SXKD giỏi.

YBĐT - Ngày 8/10, Hội Nông dân tỉnh Yên Bái tổ chức tổng kết phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng giai đoạn 2003-2008. Đồng chí Nguyễn Văn Ngọc - Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ đã tới dự.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục