Cấp phép mở trường phổ thông tư thục trong 30 ngày

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/12/2009 | 12:00:00 AM

Bộ GD – ĐT vừa công bố dự thảo quy chế Tổ chức và hoạt động của trường phổ thông tư thục.

Theo đó, trường phổ thông tư thục có nhiệm vụ và quyền hạn như trường công lập trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục và các quy định liên quan đến giảng dạy, học tập, thi cử...

Để được phép thành lập, trường phổ thông tư thục phải có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Đặc biệt, phải có quy mô tối thiểu là 3 lớp cho mỗi khối lớp.

Còn để được phép hoạt động thì phải có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục. Địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên.

Chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập của các trường này phải tuân thủ quy định của Bộ GD - ĐT. Đối với cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông được bổ sung thời gian học tập không quá 4 tuần/năm nhưng không được thu thêm học phí cho thời gian học bổ sung.

Đồng thời, các trường tư thục phải bảo đảm ngay từ năm học đầu tiên cấp Tiểu học có đủ 100% giáo viên cơ hữu; cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông có ít nhất 40% tổng số giáo viên là giáo viên cơ hữu.

Ngoài ra, cam kết trong vòng 5 năm kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập sẽ có đủ cơ sở vật chất, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo đề án thành lập.

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cho phép thành lập trường theo quy định. Trong quyết định cho phép thành lập trường phải ghi rõ thời hạn hoàn thành các yêu cầu của Bộ GD - ĐT.

Các trường tư thục cũng phải thực hiện đúng quy chế công khai và thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục theo các quy định của Bộ GD - ĐT.

Nếu có đủ căn cứ kết luận trường phổ thông tư thục vi phạm pháp luật, vi phạm các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; không bảo đảm chất lượng giáo dục, về cơ sở vật chất, thì sẽ bị tạm tạm ngừng tuyển sinh, tạm ngừng đào tạo, giải thể...      

(Theo VietNamNet)

Các tin khác
Học sinh trường chuẩn quốc gia THPT Nguyễn Huệ (thành phố Yên Bái) trong giờ học.

YBĐT - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục đào tạo. Người thường xuyên nhắc nhở: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Tư tưởng nhân văn này đã trở thành chủ trương, chính sách, là kim chỉ nam cho đường lối giáo dục trên mọi chặng đường cách mạng Việt Nam.

YBĐT - Ngày 10/12/2009, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Yên Bái tổ chức phát động phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào công giáo. Đồng chí Hoàng Thị Hạnh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, đại diện các linh mục, trưởng ban hành giáo, giáo xứ các huyện, thị, thành phố đã về dự.

Học luật từ thuở còn thơ!
Ảnh: Học sinh tiểu học làm quen với các kiến thức về Luật Giao thông đường bộ trên mô hình trực quan.

YBĐT - Trước tình trạng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật, đặc biệt là vi phạm pháp luật nghiêm trọng ngày càng gia tăng, việc để các em sớm tiếp cận với các quy định của pháp luật là một việc làm cần thiết, giúp các em có được những hiểu biết nhất định các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân, nâng cao ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật ngay từ khi còn nhỏ.

Học sinh Trường tiểu học Kim Đồng (TP Yên Bái) được học tập trong một môi trường lý tưởng với cơ sở vật chất đảm bảo và chất lượng cao.

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc tiểu học bằng hỗ trợ của Chính phủ cho mô hình học cả ngày trong các trường tiểu học, sẽ cần đầu tư 181,4 triệu USD.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục