Học phí 2010 thấp nhất 5.000 đồng mỗi tháng

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/12/2009 | 12:00:00 AM

Học phí và chi phí học tập sẽ không quá 5% thu nhập bình quân hộ gia đình. Mức thấp nhất với mầm non và phổ thông là 5.000 đồng/tháng; ở bậc ĐH là 290.000 đồng/tháng.

Dự thảo quy định cơ chế thu và sử dụng học phí lần 2 có nhiều điểm sửa đổi.
Dự thảo quy định cơ chế thu và sử dụng học phí lần 2 có nhiều điểm sửa đổi.

Đây là dự kiến trongdự thảo quy định về cơ chế thu và sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm 2014-2015 mà Bộ GD-ĐT vừa điều chỉnh.

Học phí phổ thông: Tăng học phí theo tỷ lệ tăng chỉ số giá tiêu dùng

So với bản dự thảo lần 1 về quy định cơ chế thu và sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 thì dự thảo lần 2 có nhiều điểm sửa đổi.

Cụ thể, về nguyên tắc xác định học phí ở dự thảo lần 2 có thay đổi, với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập:

Từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, mức học phí và chi phí học tập khác không vượt quá 5% thu nhập bình quân hộ gia đình ở mỗi vùng (thành thị, nông thôn và miền núi).

Bộ GD-ĐT cũng khẳng định, mức thu học phí phải phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân.

Vùng

Năm học 2010-2011

- Thành thị

40.000 - 200.000 đồng/ tháng

- Nông thôn

20.000 - 80.000 đồng/ tháng

- Miền núi

5.000 - 40.000 đồng/ tháng

Điểm thay đổi lớn nhất trong dự thảo lần 2 này là khung học phí đối với giáo dục mầm non và phổ thông năm học 2010 - 2011, thấp nhất là 5.000 đồng/tháng và cao nhất là 200.000 đồng/tháng (không đưa khung học phí cụ thể cho các bậc học mầm non/ tiểu học/ THCS/THPT như dự thảo lần 1 đưa ra).

Căn cứ vào khung học phí theo 3 vùng nói trên, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức học phí cụ thể hàng năm phù hợp với thực tế của các vùng ở địa phương mình. Đối với các hộ gia đình có hơn 2 con đi học, việc miễm giảm học phí do địa phương quyết định.

Từ năm học 2011-2012 trở đi, học phí giáo dục mầm non và phổ thông sẽ được điều chỉnh tăng theo tỷ lệ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân hàng năm.

Các trường mầm non, phổ thông công lập cung cấp chất lượng chăm sóc và giáo dục cao hơn mức chất lượng đại trà của mỗi địa phương được phép thu mức học phí cao để đáp ứng nhu cầu cho con em học tập của gia đình có thu nhập cao. Mức học phí được xác định trên cơ sở đảm bảo bù đắp chi phí đào tạo chất lượng cao.

Năm 2010: Học phí ĐH cao nhất 340.000 đồng/ tháng

Khung học phí đối với bậc ĐH, dự thảo giữ nguyên quan điểm thu học phí theo 6 nhóm ngành và lộ trình tăng dần từ năm như sau (ngàn đồng/ tháng):

Nhóm ngành

Năm học 2010-2011

Năm học 2011-2012

Năm học 2012-2013

Năm học 2013-2014

Năm học 2014-2015

-  Khoa học xã hội, kinh tế, luật

290.000

355.000

420.000

485.000

550.000

- Kỹ thuật, công nghệ

310.000

395.000

480.000

565.000

650.000

- Nông - lâm - thuỷ sản

290.000

355.000

420.000

485.000

550.000

- Y dược

340.000

455.000

570.000

685.000

800.000

- Thể dục thể thao, nghệ thuật

310.000

395.000

480.000

565.000

650.000

Khung học phí của trung cấp nghề sẽ từ 260.000 đồng đến 440.000 đồng/tháng/học sinh, tùy thuộc nhóm nghề đào tạo.

Đây cũng là điểm sửa đổi căn bản so với dự thảo lần 1.

Thay vì quy định khung học phí chi tiết cho 8 nhóm ngành, căn cứ vào chi phí đào tạo của từng nhóm nghề, sẽ xác định học phí chi tiết cho 22 nhóm nghề cấp II theo nguyên tắc: học phí của các cơ sở đào tạo công lập không quá 40% chi phí đào tạo.

Khung học phí đối với TCCN, CĐ, CĐ nghề, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ có chất lượng đại trà từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 được xác định theo hệ số điều chỉnh như sau

Trình độ đào tạo

Hệ số so với ĐH

- Trung cấp chuyên nghiệp

0,7

-  Cao đẳng, cao đẳng nghề

0,8

- ĐH

1

- Đào tạo thạc sĩ

1,5

- Đào tạo tiến sĩ

2,5

Trên 230 trường ĐH, CĐ công khai "năng lực" đào tạo

Trước đó, Bộ GD-ĐT quy định, hết ngày 15/1/2010, nếu cơ sở giáo dục ĐH nào không công bố "3 công khai" sẽ không được xem xét giao chỉ tiêu tuyển sinh năm 2010. Các nội dung công khai cũng được đưa lên trang trang web của trường.

Ba nội dung công khai cụ thể:  tất cả các trường ĐH, CĐ đến cuối năm 2009 phải nêu rõ cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế như các chuẩn đầu ra đã công bố, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp năm 2008 có việc làm, kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.

Tiếp đến là công khai điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục như đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên tính đến ngày 31/10/2009; số lượng, chức danh có phân biệt theo hình thức tuyển dụng và trình độ đào tạo, số sinh viên/1 giảng viên chia theo ngành đào tạo.

Công khai thu chi tài chính bao gồm học phí, lệ phí và các khoản thu khác từ người học, các nguồn thu khác của trường (ngoài học phí và các khoản thu khác từ người học): Thu từ hợp đồng đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn, chuyển giao công nghệ, các hoạt động dịch vụ ..., thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, học bổng và trợ cấp (số lượng sinh viên và số dự toán kinh phí thực hiện năm 2009). Ngoài ra, các trường cũng phải công khai thu nhập bình quân/tháng của giảng viên; của cán bộ quản lý và của nhân viên phục vụ.

Ông Ngọc cho biết, 3 đơn vị của Bộ được giao nhận báo cáo "3 công khai" của các trường là Cục Công nghệ Thông tin, Vụ Kế hoạch tài chính và Vụ Giáo dục ĐH.

Sau khi các trường có báo cáo đầy đủ, Bộ GD-ĐT sẽ xem xét nội dung công khai để có căn cứ giao chỉ tiêu tuyển mới năm 2009.

Các trường ĐH, CĐ đã gửi báo cáo "3 công khai" gồm: Trường ĐH Phan Thiết, ĐH Cần Thơ, ĐH Hàng Hải, ĐH Luật TP.HCM, ĐH Công nghệ Sài Gòn, CĐ Sư phạm Hà Giang, CĐ Bách Việt....

(Theo VietNamNet)

Các tin khác

Bộ Y tế cho biết, từ ngày 25 - 12 - 2009 đến ngày 10-1-2010, các đoàn kiểm tra của Bộ Y tế sẽ tiến hành kiểm tra công tác triển khai chính sách Bảo hiểm y tế (BHYT) tại các bệnh viện tuyến trung ương và địa phương trong cả nước.

Công tác viên phường Yên Thịnh (TP Yên Bái) truyền thông tư vấn (nhóm) thay đổi hành vi trong lĩnh vực dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản.

YBĐT - Ngỡ tưởng rằng chỉ có đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn do trình độ nhận thức còn hạn chế, những phong tục tập quán của mỗi dân tộc chi phối, suy nghĩ giản đơn đông con thì có nhiều lao động và khi có chính sách hỗ trợ nghèo đông khẩu sẽ được hưởng nhiều hơn… thì mới sinh đẻ nhiều. Song, tình trạng sinh con thứ ba tại thành phố Yên Bái tỉnh lỵ mới thực sự đáng lo!

Công an xã An Thịnh, huyện Văn Yên, triển khai công tác an ninh cơ sở.

YBĐT - Mậu Đông là xã vùng thấp của huyện Văn Yên. Nhiều năm qua, Mậu Đông đã huy động cả hệ thống chính trị và sức mạnh của toàn dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Đảng ủy ra nghị quyết chuyên đề về công tác giữ gìn ANTT, xã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) do Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, lực lượng công an, quân sự và các tổ chức đoàn thể làm uỷ viên.

Nhân dân thôn đầu cầu, xã Xà Hồ (huyện Trạm Tấu) tham gia kiên cố hóa đường liên thôn bản.

YBĐT - Trạm Tấu là một trong hai huyện của tỉnh Yên Bái được triển khai Nghị quyết 30a của Chính phủ. Đây được coi là cơ hội vàng để Trạm Tấu thoát nghèo nhanh và bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục