Tại sao tình trạng ly hôn ngày một tăng?

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/2/2010 | 10:06:00 AM

Trong những năm gần đây kinh tế ngày càng phát triển thì cũng đồng nghĩa với số các cặp vợ chồng ly hôn ngày một nhiều. Đối tượng ly hôn không cứ ở độ tuổi “trẻ người, non dạ” mà cả bậc trung niên, tóc lốm đốm hoa râm, hoặc đã “phất phơ mây trắng” cũng cố leo lên các bậc thềm toà để đòi được quyền ly hôn.

Trong những năm gần đây kinh tế ngày càng phát triển thì cũng đồng nghĩa với số các cặp vợ chồng ly hôn ngày một nhiều. Chỉ tính riêng trong năm 2009, toà án nhân dân các cấp đã thụ lý 884 vụ việc về hôn và gia đình tăng 149 vụ. Nguyên nhân do mâu thuẫn gia đình 377 vụ, bị đánh đập, ngược đãi 85 vụ, nghiện ma tuý, riệu chè cờ bạc 142 vụ.... Đối tượng ly hôn không cứ ở độ tuổi “trẻ người, non dạ” mà cả bậc trung niên, tóc lốm đốm hoa râm, hoặc đã “phất phơ mây trắng”. Cá biệt có những trường hợp “đầu bạc răng long”, đang “lò dò chống gậy khuơ vào hoàng hôn” cũng cố leo lên các bậc thềm toà án vừa thở, vừa ho để đòi được quyền ly hôn. Vậy đâu là nguyên nhân?

 

Trước kia việc gây ra tình trạng ly hôn, nguyên nhân sâu xa đa phần do đàn ông gây ra. Những người chồng độc đoán, gia trưởng thường xuyên thượng cẳng chân, hạ cẳng tay. Nhưng ngày nay xem ra tại cả đôi bên! Nhất là từ khi xoá bỏ bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều phụ nữ tỏ ra năng động tháo vát hơn, có lẽ cũng chính vì thế mà nhiều phụ nữ nanh nọc, độc ác hơn. Cậy làm ra tiền nhiều chị đã vuốt mặt không nể mũi, coi thường tất cả mọi người, kể từ chồng, bố mẹ, anh em nhà chồng. Sẵn sàng “kể tội” chồng trước mặt tất cả mọi người, về nhà như cái “máy hát” và khi cần thiết có thể…tay bo với chồng luôn. Những anh chồng lẻo khẻo chói gà không chặt thì chẳng nói làm gì. Nhưng với những ông chồng "vai 5 tấc rộng, thân 10 tấc cao", biết không định được sức mạnh cơ bắp của chồng thế là “máy hát” lại bật suốt ngày đêm và sẵn sàng dùng các loại vũ khí xoong nồi, bát đũa để “áp đảo” chồng. Tôi xin kể ra đây cuộc chi tay của gia đình 4 người (hai đứa con và đôi vợ chồng) sau 25 năm chung sống đầy dằn vặt và nước mắt có thể đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tình trạng ly hôn ngày một tăng!

 

Anh C và chị T cánh đây mười lăm, hai mươi năm về trước anh chị chủ động tìm đến với nhau, tự nguyện xây tổ ấm , gây dựng hạnh phúc cho nhau. Hai anh chị đã từng trải qua những thời kỳ đầy thanh bạch và lãng mạn: “một mái nhà tranh và hai trái tim vàng”. Anh là cán bộ công chức cũng thuộc hàng có “số má” ở một sở nọ, chị làm nghề kinh doanh nhỏ lẻ. Khi được anh ngỏ lời yêu đương chị run lên không ngờ hạnh phúc lại đến với mình lại trọn vẹn đến thế. Đúng là thoả dạ ước ao, bõ công trang điểm má phấn, môi hồng, lông my đen. Anh chị lấy nhau, kinh tế gia đình có phần eo hẹp, nhưng tình cảm họ dành cho nhau là dư thừa. Anh thương vợ quý con, cư xử tốt với bà con xóm phố, lãnh đạo cơ quan tin cậy..Chị lặng lẽ hy sinh mình để anh toàn quyền mải mê với công việc cơ quan.

 

y thế, đùng một cái, kinh tế xã hội mở ra. Nhà nhà lao vào “cơn lốc” thị trường kiếm sống, quay cuồng, chao đảo...còn anh dường như cứ dửng dưng. Trong khi bạn bè vượt lên, người xây nhà, người xe máy, chăm chút cho gia đình vợ con không thiếu thứ gì. Còn đối với anh C thì cứ dửng dưng đến mức trái tim anh cũng chia thành ba phần to nhỏ, phần nhiều anh giành riêng cho công việc, một phần sáng tạo và phần để em yêu. Hàng tháng anh vẫn đem đủ lương về cho chị nhưng không thể trang trải cuộc sống hàng ngày với cái gì cũng tiền. Cuối cùng yếu trâu thì phải khoẻ… bò chị gồng mình lên để kéo cả gia đình lên khỏi vũng lầy của tụt hậu. Người phụ nữ “vóc hạc hình hài, liễu yếu đào tơ” lẽ ra được quyền dựa vào chồng, vững trãi như cây đa, cây đề, hưởng an nhàn sung sướng giờ ngược lại. Bản tính hiền dịu mất đi, thay vào đó là người phụ nữ chanh chua, quyết đoán, tiếm quyền.

 

Mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều do chị điều hành, xử lý. Từ đó, giấy rách chẳng giữ nổi lề. Mâu thuẫn liên tục phát sinh, anh bị tước đoạt mọi giá trị quyền lợi…cuối cùng để giải phóng cho mình anh đâm đơn ra toà xin được quyền ly hôn. Để cứu vãn cuộc hôn nhân của anh chị tổ hoà giải của khu phố đã đến phân tích những điều hay lẽ phải để cùng thông cảm và bỏ qua giữ lấy hạnh phúc gia đình. Anh khăng khăng không nghe và đổ lỗi hoàn toàn cho chị, còn anh vẫn hoàn toàn như xưa: đàng hoàng, yêu vợ, quý con, “lương nộp đủ, tối ngủ ở nhà”…

 

Ôi chao anh vẫn như ngày xưa! xã hội đang biến đổi từng ngày, đến trẻ con cũng khôn ra hơn nhiều so với với “thế hệ cha anh mà anh vẫn như ngày xưa”. Cả xã hội sau cơn ngủ mê mệt trong cơ chế “bao cấp” nay đã bừng tỉnh bởi cơ chế thị trường rồi. Đã hết rồi “một mái nhà tranh hai trái tim vàng”, hoặc tiến lên xã hội chủ nghĩa bằng mo cơm, quả cà với tấm lòng, khẩu hiệu suông đâu! Anh vẫn như ngày xưa, cổ hủ, lạc hậu, ít giá trị xử dụng, hiệu quả kinh tế thấp kém lại còn bắt cả chị ấy cũng phải như mình? Như ngày xưa thì gia đình anh sẽ ra sao, đất nước sẽ ra sao? Làm sao có thể xây dựng xã hội khoả mạnh khi có những tế bào ốm yếu như gia đình anh?

     

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Mỗi người tự phá vỡ hạnh phúc của mình theo những cánh khác nhau! Nhưng có một điều dễ hiểu là để giữ được hạnh phúc gia đình đòi hỏi trong cuộc sống vợ, chồng cần phải bao dung, độ lượng, thông cảm và chia sẻ với nhau, “chồng giận vợ phải bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê”.

 

N.T

 

Các tin khác

YBĐT - Kết quả thẩm định duy trì chuẩn quốc gia về y tế xã (CQGVYTX) của Yên Bái năm 2009 tại xã Xuân Ái (Văn Yên) cho thấy, đây là một trong số ít các xã được công nhận duy trì chuẩn giai đoạn 2007 – 2009 có số điểm cao nhất đạt 95,9/100 điểm ở 10 chuẩn. Có thể nói, Xuân Ái đang là một trong những xã tiêu biểu của tỉnh trong thực hiện và duy trì CQGVYTX.

Năm 2009, ngành đã kiểm soát, khống chế thành công dịch tiêu chảy cấp và dịch cúm A/H1N1. Ảnh: Diễn tập phòng chống cúm A/H1N1 tại Trạm Y tế xã Nga Quán (Trấn Yên).

YBĐT - Qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, ngành y tế Yên Bái đã vượt qua mọi thử thách, đứng vững qua các thời kỳ, thực hiện tốt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và lời dạy của Bác trong công tác chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD-ÐT) quy định các trường THPT, các Sở GD-ÐT thu hồ sơ và lệ phí đăng ký dự thi đại học (ÐH), cao đẳng (CÐ) của thí sinh từ ngày 10-3 đến 10-4-2010.

Hơn 1.770 người nghèo được hỗ trợ đào tạo nghề.
Trong ảnh: Dạy nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm Dạy nghề Văn Yên.

YBĐT - Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 - 2010 đến nay đã qua bốn năm triển khai thực hiện, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp quan trọng vào công tác giảm nghèo nói chung của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục