Thực hiện Luật BHYT: Nhiều vướng mắc cần tháo gỡ

  • Cập nhật: Thứ hai, 8/3/2010 | 11:09:33 AM

YBĐT - Công tác KCB, giám định theo Luật BHYT trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đã từng bước ổn định và đi vào nề nếp. Tuy nhiên, qua quá trình triển khai Luật BHYT, tại các cơ sở KCB và người bệnh còn gặp một số khó khăn.

Phòng khám nội của Bệnh viện Đa khoa tỉnh có ngày khám cho gần 100 bệnh nhân.
Phòng khám nội của Bệnh viện Đa khoa tỉnh có ngày khám cho gần 100 bệnh nhân.

Giữa quý IV năm 2009, BHXH tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai Luật BHYT tới các sở, ban, ngành, đoàn thể  và có kế hoạch hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động, cơ quan quản lý đối tượng tham gia BHYT lập danh sách để tiến hành cấp, đổi thẻ theo mẫu mới có giá trị sử dụng từ ngày 1/1/2010.

Theo thống kê của BHXH tỉnh đến ngày 25/2/2010, toàn tỉnh đã in cấp và đổi 398.848 thẻ cho người tham gia BHYT, trong đó đối tượng đồng tham gia BHXH, BHYT 43.548 thẻ, tự nguyện 18.449 thẻ, hưu trí 29.528 thẻ, cựu chiến binh 6.551thẻ, trẻ em 38.650 thẻ, học sinh 34.213 thẻ…

Nhìn chung, các đơn vị sử dụng lao động, cơ quan quản lý đối tượng lập danh sách đề nghị đến đâu, BHXH tỉnh đã in cấp và đổi thẻ cho người tham gia BHYT đến đó. Tuy nhiên, vẫn còn một số đối tượng vẫn chưa được cấp đổi thẻ BHYT theo mẫu mới  chủ yếu là trẻ em dưới 6 tuổi, học sinh. Để bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT, các cơ quan đơn vị cần nhanh chóng lập danh sách chuyển về BHXH tỉnh để kịp thời in cấp thẻ theo đúng quy định, đặc biệt là đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi.

Ngay từ những ngày đầu triển khai Luật BHYT, BHXH tỉnh đã quán triệt đội ngũ cán bộ làm công tác giám định nâng cao trách nhiệm phục vụ, thường trực tại các cơ sở KCB để giải quyết, hướng dẫn kịp thời cho người bệnh. Qua thực tế tại một số cơ sở KCB cho thấy, phần lớn các bệnh viện đã làm tốt công tác tuyên truyền, giải thích các quyền lợi cho người bệnh có thẻ BHYT nên được  người bệnh đồng thuận thực hiện theo các quy định của Luật BHYT. Công tác KCB, giám định theo Luật BHYT trên địa bàn tỉnh, đã từng bước ổn định và đi vào nề nếp. Tuy nhiên, qua quá trình triển khai Luật BHYT, tại các cơ sở KCB và người bệnh còn gặp một số khó khăn.

Ngay sau khi Luật BHYT có hiệu lực thi hành và tiến hành KCB theo Luật BHYT từ ngày 1/1/2010,  Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai các biện pháp nhằm thực hiện có hiệu quả Luật BHYT, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu KCB của người dân, nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh. Để khắc phục khó khăn trong công tác KCB BHYT và thực hiện theo Luật BHYT, Bệnh viện đã xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể.

Sau khi nghe phổ biến về Luật BHYT, ban giám đốc Bệnh viện đã tổ chức học tập và quán triệt các thông tư hướng dẫn về Luật BHYT đến toàn bộ đội ngũ y, bác sỹ, cán bộ công nhân viên trong Bệnh viện. Bệnh viện bố trí một bàn làm việc ngay ngoài phòng tiếp đón bệnh nhân để tuyên truyền, tư vấn, giải thích cho người bệnh khi KCB theo Luật BHYT quy định.

Bác sỹ Nguyễn Kiến Đào - Giám đốc Bệnh viện cho biết: “Hiện nay, công tác KCB theo Luật BHYT tại Bệnh viện đã đi vào nề nếp. Số lượng người đăng ký KCB ban đầu tại bệnh viện có giảm hơn trước là do theo Luật BHYT quy định thì những người đang đăng ký KCB ban đầu tại bệnh viện tuyến tỉnh phải trở về tuyến y tế cơ sở nên Bệnh viện bớt quá tải, chất lượng KCB được  nâng cao hơn”.

Hiện nay có trên 32.000 đối tượng đăng ký KCB ban đầu tại bệnh viện, mỗi ngày Bệnh viện phải tiếp nhận trung bình từ 250 - 300 lượt người khám có ngày cao điểm lên tới gần 500 lượt người. Bà Đào Ngọc Hoa - Trưởng phòng Tài chính Kế toán cho biết: Theo quy định một bác sỹ làm việc 8 tiếng, khám cho 30 lượt bệnh nhân/ngày, nhưng  hiện tại ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh có khi một bác sỹ như bác sỹ khám nội, có khi phải khám cho gần 100 lượt bệnh nhân/ngày. Do vậy, tình trạng quá tải (tuy có giảm hơn trước khi áp dụng Luật) nhưng cường độ làm việc của bác sỹ, bộ phận tiếp đón bệnh nhân, bộ phận thu viện phí… vẫn tăng cao. Với cơ sở vật chất, nguồn nhân lực hiện có, Bệnh viện gặp không ít khó khăn trong quá trình KCB cho nhân dân”.

Qua ý kiến của lãnh đạo bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố cũng như tuyến huyện, theo Luật BHYT quy định thì: ngoài các đối tượng ưu tiên, có 90% bệnh nhân cùng chi trả 1 phần viện phí từ 5 - 20% nên việc thu phí gặp khó khăn do có nhiều đối tượng phải thu. Đây là nguyên nhân khiến người bệnh phải chờ đợi lâu, gây tâm lý mệt mỏi phiền hà cho người bệnh. Quy định người bị tai nạn giao thông vào cấp cứu tại bệnh viện, nếu vi phạm Luật Giao thông đường bộ sẽ phải tự chi trả tất cả chi phí, nên khi có bệnh nhân tai nạn giao thông cấp cứu thì bệnh viện chỉ còn cách “thu tiền trước cho chắc”. Bởi vì, việc đầu tiên là phải cứu người chứ không thể thẩm định hay chờ kết quả trả lời của cảnh sát giao thông là người bệnh có vi phạm hay không…?

Điều này cũng đã gây không ít phiền hà cho người bệnh nếu không vi phạm Luật Giao thông đường bộ, họ vẫn phải trả tiền viện phí, sau đó có đầy đủ giấy tờ chứng minh thì mang quay lại bệnh viện sẽ hoàn trả lại chi phí… Cũng theo quy định, những trường hợp bệnh nhân sử dụng dịch vụ y tế với chi phí lớn thì BHYT có quy định khống chế mức thanh toán.

Cụ thể, tại các mục của Khoản 2, Điều 7, Chương II của Nghị định 62 quy định chi phí thanh toán của bệnh nhân theo BHYT không quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn. Quy định là vậy, nhưng thực tế, nhiều trường hợp bệnh nặng có chi phí trên 30 triệu đồng, thậm chí đến 100 triệu đồng/một đợt điều trị.

Do vậy, với nhiều người bệnh hưởng trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng hay thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng đặc biệt khó khăn… thì khả năng chi trả gặp không ít khó khăn.

Việc triển khai thực hiện Luật BHYT đã và đang được các cấp, các ngành chức năng vào cuộc với phương châm mọi thuận lợi phải được ưu tiên cho người bệnh. Trong quá trình thực hiện, ngành y tế và cơ quan BHXH cùng nhau chia sẻ những khó khăn, từng bước tháo gỡ những vướng mắc với mục tiêu chung là nâng cao chất lượng KCB BHYT và bảo đảm quyền lợi cho người bệnh.

Hồng Duyên

Các tin khác
Hiện trường vụ sạt lở đường dẫn lên cầu. Phía góc phải là cây cầu sắp hoàn thành.

Lúc 5g30 phút sáng nay 6-3, cầu Trà Niền tại trung tâm huyện Phong Điền (Cần Thơ) đang trong giai đoạn thi công gần hoàn chỉnh đã bị sạt toàn bộ đường dẫn lên cầu. Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ có mặt tại hiện trường cho biết có hai bà cháu sống trong ngôi nhà cạnh chân cầu đã bị cuốn xuống sông, chết.

Một con cá mập dài 2,8m, vòng bụng 1,7m, chu vi 50cm, nặng khoảng 4,5 tạ, màu xám, da nhám được ngư dân Trần Văn Đực (SN 1953) và con trai Trần Văn Quang, trú tại thôn Phú 1, xã Xuân Phương, TX Sông Cầu câu được tại biển Ghềnh Ráng (Quy Nhơn, Bình Định) sáng 5 - 3.

YBĐT - Ngày 5/3, Ban Kinh tế đối ngoại và Xúc tiến đầu tư và Tổ chức CARE (Đan Mạch) tổ chức cuộc họp thảo luận về dự thảo dự án “Cộng đồng tham gia phát triển bền vững (CEELD) tại huyện Lục Yên, Yên Bình tỉnh Yên Bái”.

YBĐT - Ngày 5 -3, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Yên Bái đã long trọng tổ chức mít tinh kỷ niệm 100 năm ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910 – 8/3/2010) và 1970 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Tới dự có đồng chí Hoàng Xuân Lộc – Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục