“Nội soi” bảo hiểm xã hội các doanh nghiệp

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/3/2010 | 9:38:56 AM

YBĐT - “Nội soi” 304 doanh nghiệp ở tỉnh Yên Bái đang quản lý và sử dụng 16.766 lao động, nhưng chỉ có 12.232 lao động tham gia BHXH chiếm 72,95%, còn 4.534 lao động, doanh nghiệp bỏ ngoài danh sách không tham gia BHXH...

Công nhân Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn kiểm tra sản phẩm trước khi xuất xưởng.
Công nhân Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn kiểm tra sản phẩm trước khi xuất xưởng.

Điều 141 Bộ Luật Lao động có quy định loại hình bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc được áp dụng đối với “các doanh nghiệp có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn”. Dựa trên cơ sở pháp lý, năm 2009 thanh tra ngành lao động, thương binh & xã hội vừa chủ động vừa phối hợp với các ngành: BHXH tỉnh, LĐLĐ tỉnh... tiến hành “bắt mạch – nội soi” 304 doanh nghiệp trong tổng số 656 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, qua đó cho thấy rất nhiều vấn đề khá phức tạp.

“Khối u” không di căn

“Nội soi” 304 doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng 16.766, nhưng chỉ có 12.232 lao động tham gia BHXH chiếm 72,95%, còn 4.534 lao động, doanh nghiệp bỏ ngoài danh sách không tham gia BHXH. Điều đáng nói khi đến kỳ lĩnh lương (tiền công) hàng tháng, người sử dụng lao động (NSDLĐ) đã khấu trừ 5% tiền lương của người lao động tham gia BHXH, song NSDLĐ lại không trích 15% tổng quỹ lương của doanh nghiệp để nộp cho ngành BHXH, mà tranh thủ “ném” tiền vào kinh doanh tăng vốn lưu động. Mặt khác, còn một số doanh nghiệp thuộc loại “anh cả” có bề dày hoạt động kinh doanh, song luôn ở tình trạng nợ đọng “kinh niên” chế độ BHXH. Theo ngành BHXH tỉnh, khi kết thúc năm 2009 vẫn còn 5 doanh nghiệp nợ BHXH lên đến 5 tỷ 321 triệu đồng. Đó là, Công ty Vật tư tổng hợp Cửu Long VINASHIN nợ BHXH 32 tháng, tổng số tiền 3 tỷ 441 triệu đồng.

Công ty cổ phần Khoáng sản Cửu Long VINASHIN nợ BHXH 228 triệu 621 nghìn đồng; Công ty cổ phần Xây lắp và Sản xuất công nghiệp nợ BHXH 13 tháng với 197 triệu 462 nghìn đồng; Công ty cổ phần Cơ khí và Xây dựng Yên Bái nợ BHXH 8 tháng với 155 triệu 572 nghìn đồng; Công ty cổ phần Khoáng sản Vigracera nợ BHXH 100 triệu đồng; Lâm trường Lục Yên nợ BHXH 32 tháng với 1 tỷ 298 triệu đồng; Những “khối u” của doanh nghiệp ít nhiều đã ảnh hưởng đến việc chi trả chế độ thai sản, tai nạn lao động, điều dưỡng sức khỏe... cho người lao động. Không hiểu NSDLĐ nghĩ gì? Tuy nhiên, các dạng “khối u” không có tế bào “di căn” sang các doanh nghiệp khác. Năm 2009, không ít các doanh nghiệp gặp khó khăn, song vẫn quan tâm đến chế độ BHXH cho người lao động, nhằm phát huy yếu tố con người, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đến nay, đã có 354 loại hình doanh nghiệp tham gia BHXH cho 30.649 lao động với tổng số tiền 77 tỷ 873 triệu đồng. Hộ kinh doanh cá thể có 242 đơn vị tham gia BHXH cho 1.467 lao động, với tổng số tiền trên 2 tỷ đồng...

Đâu là nguyên nhân?

Chế độ BHXH bắt buộc luôn có mối quan hệ với tiền lương tối thiểu theo vùng của doanh nghiệp do Chính phủ quy định. Năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 110/2008/NĐ-CP điều chỉnh tiền lương tối thiểu các loại hình doanh nghiệp vùng IV (không kể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) từ 540 nghìn đồng lên 650 nghìn đồng (doanh nghiệp ở thành phố Yên Bái là 690 nghìn đồng). Năm 2009, Chính phủ ban hành nghị định số 97/2009/NĐ-CP tiếp tục điều chỉnh tiền lương tối thiểu các loại hình doanh nghiệp vùng IV (không kể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) lên 730 nghìn đồng (doanh nghiệp ở thành phố Yên Bái là 810 nghìn đồng).

Việc điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước, không ngừng nâng cao thu nhập cho người lao động trước sự gia tăng về giá cả. Tuy nhiên, nhìn từ phía NSDLĐ cho thấy: khi tiền lương tối thiểu tăng lên thì mỗi hệ số bậc lương của người lao động tham gia BHXH tăng bình quân 100 nghìn đồng/tháng. Giả sử, một công nhân có hệ số bậc lương 3,00 thì một tháng tăng lên 300 nghìn đồng để trích 20% tham gia BHXH (năm 2010 nâng lên 22%). Như vậy, sự gia tăng tiền lương tham gia BHXH luôn lớn hơn đơn giá tiền lương trong giá thành sản phẩm và năng suất lao động. Đó là “bài toán khó” cho doanh nghiệp vùng IV thực hiện không kịp thời chế độ BHXH.

Mặt khác, qua 15 năm thi hành Luật Lao động, 3 năm thực hiện Luật BHXH, các ngành chức năng đã có nhiều nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên hệ thống thông tin đại chúng và ở cơ sở... đồng thời, gắn với các cuộc kiểm tra, thanh tra và xử lý một số vi phạm của doanh nghiệp. Song, vẫn chưa đủ “liều” nâng cao nhận thức chấp hành chế độ BHXH trong các doanh nghiệp. Họ vẫn “lách luật”... Bên cạnh đó, cũng không ít các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, luôn trong tình trạng “loay hoay” tổ chức lại sản xuất, sắp xếp lại lao động. “lực bất tòng tâm” dẫn đến nợ đọng BHXH kéo dài...

Thay lời kết

Để vấn đề thực hiện chế độ BHXH trong doanh nghiệp không còn nổi cộm như hiện nay, trong thời gian tới ngành BHXH tỉnh và các ngành chức năng tăng cường hoạt động phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và Luật BHXH đối với các loại hình doanh nghiệp. Về phía NSDLĐ cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm thực hiện chế độ BHXH cho người lao động vừa bảo đảm tính pháp lý vừa mang tính nhân văn sâu sắc.

Đối với cơ quan quản lý Nhà nước, tiến hành rà soát thực trạng kinh doanh của các doanh nghiệp, có biện pháp và cơ chế chính sách “vực” một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài, làm ảnh hưởng đến thực thi chế độ BHXH cho người lao động. Mặt khác, tăng cường công tác thanh tra về sử dụng lao động trong các doanh nghiệp; kiên quyết xử lý các doanh nghiệp cố tình vi phạm chế độ BHXH đối với người lao động theo quy định tại Nghị định số 135 ngày 16/8/2007 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 03 ngày 18/2/2008 của Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tin rằng, với những giải pháp đồng bộ, việc thực hiện chế độ BHXH trong các doanh nghiệp sẽ có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được hiệu quả.

Phí Quang Thái

Các tin khác

YBĐT - Những năm qua, Công đoàn cơ sở Kho bạc Nhà nước Yên Bái luôn chủ động, tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm động viên đoàn viên công đoàn toàn ngành hăng hái thi đua, lao động sáng tạo, vượt qua khó khăn, thách thức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

Công an phường Trung Tâm (thị xã Nghĩa Lộ) thường xuyên nắm tình hình ANTT ở khu dân cư. (Ảnh: T.P)

YBĐT - Những năm qua, thông qua phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã thực hiện tốt công tác giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Để có được kết quả này, Nghĩa Lộ đã tập trung xây dựng các mô hình điển hình tiên tiến về phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ”.

Thầy và trò Trường PTCS nội trú Pá Hu (Trạm Tấu) trong giờ học.
(Ảnh: Thanh Tân)

YBĐT - Những năm qua, Trường tiểu học Kim Đồng (Trạm Tấu) đã nỗ lực đẩy mạnh các phong trào thi đua, nhiều năm liên tục là lá cờ đầu trong phong trào thi đua “Hai tốt” của ngành và của huyện.

Ông Nguyễn Huy Nga, cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường, vừa cho biết ba tháng đầu năm nay cả nước ghi nhận trên 7.300 ca mắc sốt xuất huyết. So với năm ngoái, số người mắc sốt xuất huyết đã giảm 28%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục