Nhà cộng đồng huy động từ sức dân

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/4/2010 | 9:30:48 AM

YBĐT - Thôn Khe Mon, xã Vân Hội (Trấn Yên) đăng ký ra mắt làng văn hóa từ năm 2004 với các tiêu chí đạt được như: trên 80% số hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, nhiều năm liền không có trường hợp sinh con thứ 3, an ninh trật tự tương đối ổn định, có khoảng 60% số hộ khá, giàu...

Nhà văn hóa thôn, bản, khu phố là nơi hội họp, sinh hoạt, giao lưu cộng đồng và góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
Nhà văn hóa thôn, bản, khu phố là nơi hội họp, sinh hoạt, giao lưu cộng đồng và góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

Tuy nhiên, thôn vẫn chưa được công nhận danh hiệu làng văn hóa vì thiếu thiết chế văn hóa nhà sinh hoạt cộng đồng. Do đó, trong năm 2009, có sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, nhân dân Khe Mon đã xây dựng được nhà văn hóa thôn với tổng số vốn đầu tư trên 70 triệu đồng.

 

Tiếp chúng tôi ngay tại nhà văn hóa thôn, ông Trần Kim Ngọc – Bí thư Chi bộ thôn Khe Mon hồ hởi: “Công trình này, Nhà nước đầu tư 40 triệu đồng, còn lại nhân dân đóng góp 60.000 đồng/khẩu, ngoài ra còn vận động sự ủng hộ của các gia đình khá giả, con em trong thôn đi làm ăn xa và các doanh nghiệp được gần 10 triệu đồng để mua trang thiết bị. Có nhà văn hóa, nhân dân phấn khởi lắm!”. Sau khi nhà văn hóa thôn được đưa vào sử dụng sẽ là yếu tố quyết định để Khe Mon được công nhận làng văn hóa trong năm 2010 này đồng thời góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

 

Cũng giống Khe Mon, trong năm qua, nhân dân thôn Đất Đen, xã Minh Quán đã thống nhất họp bàn xây dựng hội trường thôn trị giá trên 100 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 40 triệu đồng. Đây là một trong hai nhà văn hóa đạt tiêu chuẩn của xã được đầu tư xây dựng khang trang với đầy đủ hạng mục kiến trúc như cổng, tường rào bao quanh, sân bê tông, khuôn viên rộng rãi cùng tăng âm loa đài, bàn ghế, thuận lợi cho các hoạt động hội họp và sinh hoạt của các đoàn thể, nhân dân. Đồng chí Nguyễn Văn Cao – Chủ tịch UBND xã Minh Quán cho biết, đến nay, Minh Quán có 10/11 thôn xây dựng được nhà sinh hoạt cộng đồng. Tuy nhiên, một số nhà văn hóa do nhân dân tự đóng góp xây dựng hiện đã xuống cấp và không đạt tiêu chuẩn về thiết kế cũng như trang thiết bị nội thất song cũng đã giúp có nơi hội họp, sinh hoạt và góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân. Đây chính là thành quả của việc huy động sức dân tham gia xây dựng các thiết chế văn hóa cũng như cơ sở hạ tầng của xã Minh Quán trong nhiều năm qua.

Làm tốt công tác xã hội hóa, vận động quần chúng và thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đến nay, huyện Trấn Yên có 168/231 thôn, bản, khu phố có nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng, trong đó có 56 nhà gỗ, 112 nhà xây. Đặc biệt, từ năm 2008, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, thông qua vốn ngân sách, vốn 135, Trấn Yên đã được đầu tư xây dựng 33 nhà văn hóa với mức hỗ trợ 40 triệu đồng/nhà. Trong năm 2010 này, huyện tiếp tục được đầu tư xây dựng 23 nhà văn hóa thôn, bản bảo đảm các tiêu chuẩn về diện tích, thiết kế. Phấn đấu đến năm 2012, có 100% thôn, bản, khu phố trên địa bàn huyện có nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

 

Đồng chí Nguyễn Trường Sơn - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Trấn Yên cho biết: “Xây dựng nhà văn hóa thôn, bản, khu phố đã trở thành phong trào được nhân dân đồng tình ủng hộ, tích cực triển khai thực hiện đồng thời thiết chế văn hóa thôn, bản, cụm dân cư trở thành một tiêu chuẩn cứng để xét công nhận danh hiệu làng, bản, khu phố văn hóa. Tiêu chí này đã tạo hiệu ứng tích cực, làm chuyển biến cả hệ thống chính trị, các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, các thôn đều coi đây là mục tiêu phấn đấu. Nhiều địa phương đã chủ động phát huy các nguồn lực trong dân, tự khai thác, tìm cách tạo nguồn kinh phí chứ không ỷ lại, trông chờ hỗ trợ của Nhà nước để xây dựng nhà văn hóa cộng đồng. Điển hình như các xã Minh Quán, Hưng Khánh, Tân Đồng, Báo Đáp, Hưng Thịnh, Lương Thịnh, Nga Quán, thị trấn Cổ Phúc...”.

 

Thực tế là một số nhà văn hóa thôn, bản trên địa bàn huyện Trấn Yên xây dựng bằng nguồn kinh phí của dân đóng góp nên cơ sở vật chất không đồng đều, bộc lộ những hạn chế nhất định. Nhiều nhà văn hóa đã được xây dựng từ rất lâu nên diện tích chật hẹp, hình thức chưa đẹp lại không ở nơi trung tâm nên chỉ có thể hội họp, lại không có các trang thiết bị như tăng âm, loa đài, bục nói chuyện, bàn ghế, sân chơi, bãi tập thể dục thể thao nên chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động đa dạng của nhân dân. Để nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng đóng góp tích cực trong thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, các cấp chính quyền cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, huy động sức dân để xây dựng, hoàn thiện trang thiết bị và duy trì các hoạt động hiệu quả ở nhà văn hóa các thôn, bản.

Thu Phượng - Kim Oanh

Các tin khác
Mũi tàu Biển Đông nhô trên mặt biển.

Sáng 27/4, tàu Biển Đông 50 chở dầu đã bất ngờ bị chìm tại vùng biển Vũng Tàu. Toàn bộ thủy thủ đoàn đã kịp nhảy xuống biển thoát chết, nhưng dầu trong tàu đã chảy loang rộng ra mặt biển.

Cúm A/H1N1 trở thành đại dịch toàn cầu trong năm 2009, gây bệnh cho hàng trăm ngàn người và nhiều người trong số đó tử vong. Đã một năm kể từ ngày đầu tiên virus H1N1 xuất hiện nhưng những điều tồi tệ nhất vẫn chưa hết.

Đồng chí Hoàng Xuân Lộc phát biểu kết luận tại hội nghị.

YBĐT - Ngày 26/4/2010 HĐND tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm công tác phối hợp hoạt động năm 2010.

Nghề dệt thổ cẩm đã mang lại thu nhập ổn định cho một bộ phận lao động nữ ở Văn Chấn, Nghĩa Lộ.

YBĐT- Thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Yên Bái, Ban Nữ công và tập thể Ban Thường vụ LĐLĐ huyện Văn Chấn đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các công đoàn cơ sở (CĐCS) cụ thể hoá nội dung phong trào “Hai giỏi” theo đặc thù của từng khối, từng ngành, nghề nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác vận động nữ công nhân viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động của các tổ nữ công CĐCS trong tình hình mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục