“Vợ chồng trẻ con”:Phép vua thua lệ làng

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/6/2010 | 9:23:44 AM

YBĐT - Theo thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2008 đến nay, trên địa bàn xã Gia Hội, huyện Văn Chấn (Yên Bái) có 38 cặp tảo hôn. Chuyện những học sinh nơi đây nghỉ học giữa chừng để xây dựng gia đình không còn là chuyện hi hữu. Những cặp vợ chồng chưa đủ tuổi làm bố, làm mẹ này đã phải dần xa cái chữ để lo toan cho cuộc sống hằng ngày.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn chấp hành các quy định của Nghị định 34/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được các cấp ngành, địa phương, cơ quan thông tin báo chí tuyên truyền khá rầm rộ trong thời gian qua.

“Gái già” tuổi 15

17 tuổi - cái tuổi đẹp nhất của mỗi con người. Ở độ tuổi đó, mỗi người đều có trong mình biết bao ước mơ, hoài bão. Thế nhưng, đối với em Lò Thị Vấn thì điều đó là điều khó thể thực hiện được. Học hết lớp 10, Vấn xin nghỉ học để ở nhà giúp đỡ bố mẹ những công việc gia đình và chăm sóc cho các em và... lấy chồng để yên bề gia thất. Em đã trở thành mẹ của một đứa trẻ khi cùng với tuổi của em, các bạn đồng lứa còn đang học tập, đang trang bị những kỹ năng sống cần thiết làm hành trang cho mình trước khi bước vào đời.

Còn em Lục Thị Phần thì mới ở tuổi cập kê 16 tuổi, nhưng trông chững trạc hơn độ tuổi của mình khá nhiều. Đã từng là một học sinh có học lực khá, em đã tốt nghiệp THCS và đỗ vào học THPT, tuy nhiên em cũng chọn nghỉ học “để vun vén chuyện gia đình”. Khi được hỏi lý do tại sao không tiếp tục theo học, em cho biết: “Do ở nhà không có lao động, em nghỉ học ở nhà để giúp đỡ cha mẹ việc gia đình. Với lại, 16 tuổi mà chưa lấy chồng sẽ bị coi là ế...”.

Điều đáng buồn là trường hợp của Vấn, Phần không phải là ít, nhưng hủ tục của người Thái, Giáy ở đây vẫn đang đè nặng lên những người dân Gia Hội. Ông Đàm Văn Xiếng - Bí thư chi bộ thôn Chiềng Pằn 2 bộc bạch: “Mặc dù biết Luật Hôn nhân & Gia đình quy định con gái 18 tuổi trở lên mới được lấy chồng, con trai 20 tuổi mới được lấy vợ, nhưng phong tục của chúng tôi là vậy. Nếu con trai quá 16 tuổi chưa hỏi vợ thì bị dân làng gọi là ăn chơi, lêu lổng, không lo lập gia đình để làm ăn. Con gái 14, 15 tuổi chưa lấy chồng thì bị gọi là “gái già” không ai thèm hỏi tới...”.

Cần sự vào cuộc đồng bộ

Lấy nhau trước tuổi quy định, mang thai và sinh con khi cơ thể người mẹ chưa phát triển đầy đủ đối với đồng bào dân tộc ít người ở Gia Hội từ trước đến nay vẫn thế. Quan niệm dựng vợ, gả chồng cho con ở tuổi vị thành niên đã gây nhiều hệ lụy cho cuộc sống lứa đôi, tạo gánh nặng cho xã hội. Theo Trung tâm Dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS/KHHGĐ) huyện Văn Chấn thì không phải người dân không biết luật, vì hằng năm Trung tâm vẫn thường xuyên phối hợp với các ngành liên quan tổ chức nhiều đợt tuyên truyền về pháp luật cho người dân, nhưng “phép vua thua lệ làng”. Trước thực trạng trên, năm 2009, Chi cục DS/KHHGĐ tỉnh Yên Bái đã triển khai mô hình “Can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống” tại 2 xã của huyện Văn Chấn là Gia Hội và Nậm Búng.

Tại các xã triển khai thí điểm mô hình, các điểm tư vấn đã được thành lập. Hàng tháng, hàng quí, các nhóm đối tượng của mô hình: vị thành niên, thanh niên của xã; cha mẹ của đối tượng vị thành niên, các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong xã, đều được tập trung nghe tuyên truyền các vấn đề về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên, KHHGĐ, Luật Hôn nhân & Gia đình, Pháp lệnh Dân số, kiến thức làm mẹ an toàn... Tuy nhiên, kết quả chưa được như mong đợi, tình trạng tảo hôn trên địa bàn xã vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp. Có những đôi đưa nhau đi cưới ở địa phương khác rồi mới trở về địa bàn xã; có những đối tượng về ở với nhau, mang thai và sinh nở mà không tổ chức cưới, hỏi... gây khó khăn cho công tác quản lý, tuyên truyền vận động.

Theo bà Hoàng Thị Hường - cán bộ chuyên trách dân số xã Gia Hội: để triển khai hiệu quả mô hình tại xã, ngoài việc phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể, địa phương đã đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông..., xã còn mời những người có uy tín trong cộng đồng và những gia đình có nguy cơ cao về tảo hôn cùng tham gia mô hình. Với những bước đi ban đầu đó, hy vọng rằng, những phong tục, tập quán của bà con tuy không dễ dàng thay đổi trong một sớm một chiều, nhưng từ sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành, việc triển khai mô hình “Can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống” tại xã Gia Hội sẽ tăng thêm điều kiện để có được kết quả khả quan trong tương lai và góp phần tích cực vào việc ổn định và nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

Vân Dung

Các tin khác

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 27/2024/TT-BTC quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc thuộc lĩnh vực tài chính tại chính quyền địa phương.

Cán bộ Sở Tư pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), ngày 1/6/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái ban hành Chỉ thị số 14 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tuyên truyền, PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân. Sau 3 năm triển khai thực hiện, công tác PBGDPL đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Thị xã Nghĩa Lộ phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động.

Từ năm 2020 - 2023, thị xã Nghĩa Lộ đã tuyển sinh và đào tạo nghề cho gần 6.000 người.

Chi bộ Cơ quan Hội LHPN tỉnh sinh hoạt chi bộ tháng 5/2024, chuyên đề “Những đóng góp của phụ nữ Yên Bái trong Chiến dịch Điện Biên Phủ”.

Giữa những ngày cả nước cùng hướng về Điện Biên, cùng rộn rã khí thế kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Chi bộ Cơ quan Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã có buổi sinh hoạt chi bộ chuyên đề đầy ý nghĩa, như một hoạt động thiết thực, ý nghĩa kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của cơ quan Hội LHPN tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục