Ngày hè lại lo trẻ em đuối nước

  • Cập nhật: Thứ ba, 27/7/2010 | 2:45:20 PM

YBĐT - Vụ việc xảy ra vào tháng 12/2009 khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng khi 7 em học sinh lớp 7 Trường THCS thị trấn Cổ Phúc (huyện Trấn Yên) rủ nhau ra sông Hồng lội nước đã bị thụt xuống hố sâu khiến 5 em bị chết đuối. Cũng vì không biết bơi, lại chơi đùa ở khu vực nguy hiểm nên khi thấy bạn bị tụt xuống hố cát chới với thì thay vì hô hào gọi người lớn cứu, các em lại tự cứu nhau, không có kiến thức về cứu người nên tất cả các em đã bị chết đuối.

Không nên để trẻ tự đi bơi ở những khu vực sông, suối, ao hồ.
Không nên để trẻ tự đi bơi ở những khu vực sông, suối, ao hồ.

Cả năm học phải chịu không ít áp lực từ việc học hành thi cử nên hè đến là lúc trẻ em mong muốn được vui chơi cho thoả thích. Tuy nhiên, dù không còn sự ràng buộc của kỷ luật trường lớp, nhưng do nhiều địa phương không có sân chơi, lại thiếu sự quản lý chặt chẽ, sự thả nổi của nhiều gia đình nên các em nhỏ thường tụ tập đá bóng tại những nơi gần bãi sông, ven đường hay rủ nhau đi bơi lội trong những ngày hè nóng nực. Không biết bơi là hậu quả của những vụ trẻ em đuối nước vẫn xảy ra trong mỗi dịp hè và việc công tác tuyên truyền cảnh báo còn bỏ ngỏ.

Trong những năm gần đây, tình trạng trẻ em bị đuối nước hàng năm có xu hướng tăng không chỉ ở vùng nông thôn mà cả khu vực thành thị. Theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thì từ 2005 - 2008, mỗi năm có trung bình từ 20 - 30 trẻ em bị chết đuối, riêng năm 2009 toàn tỉnh có 36 trẻ em bị chết đuối. Đuối nước ở trẻ xảy ra không chỉ mùa hè mà tất cả các mùa trong năm. Nguyên nhân của những vụ đuối nước chủ yếu là do bị ngã xuống nước nhưng không biết bơi hoặc bị yếu sức khi đang ở dưới nước. Đồng thời, thiếu sự giám sát đầy đủ của người lớn, thiếu kỹ năng bơi, môi trường sống không an toàn, phương tiện đường thủy không an toàn...

Vụ việc xảy ra vào tháng 12/2009 khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng khi 7 em học sinh lớp 7 Trường THCS thị trấn Cổ Phúc (huyện Trấn Yên) rủ nhau ra sông Hồng lội nước đã bị thụt xuống hố sâu khiến 5 em bị chết đuối. Cũng vì không biết bơi, lại chơi đùa ở khu vực nguy hiểm  nên khi thấy bạn bị tụt xuống hố cát chới với thì thay vì hô hào gọi người lớn cứu, các em lại tự cứu nhau, không có kiến thức về cứu người nên tất cả các em đã bị chết đuối.

Một vụ tai nạn khác cũng trong tháng 12 năm 2009 làm 2 trẻ dưới 5 tuổi tại xã An Thịnh (huyện Văn Yên) chết đuối tại ao gần nhà. Nguyên nhân là do gia đình không trông nom tốt các em, để các em chơi gần ao. Sự việc lại một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng đuối nước ở trẻ em. Ngoài những nguyên nhân trên còn có nguyên nhân từ môi trường sống không an toàn, nhiều ngôi nhà gần ao hồ, sông ngòi nhưng hoàn toàn không có rào che chắn, các giếng khơi, bể nước không có nắp đậy. Nhận thức của xã hội về vấn đề này còn hạn chế, dẫn đến công tác tuyên truyền, phòng ngừa chưa được thực hiện triệt để. Nhiều địa phương còn xem nhẹ, chưa chú trọng việc nâng cao nhận thức cho người dân về mức độ nguy hiểm do đuối nước gây ra; các trường học chưa quan tâm giáo dục đúng mức học sinh... 

Học sinh ra chơi tại các dòng suối ở vùng cao trong mùa mưa lũ rất dễ gặp nguy hiểm bởi lũ ống, lũ quét.
Trong ảnh: Học sinh ở thị trấn Trạm Tấu (huyện Trạm Tấu) đi chơi tại một con suối lớn ở trung tâm huyện.

Mới đây Sở Lao động, Thương binh& Xã hội đã  xây dựng kế hoạch phối hợp liên ngành với các huyện: Trấn Yên, Văn Yên, Yên Bình và thành phố Yên Bái để triển khai mô hình phòng chống đuối nước ở trẻ em. Ngay trong đầu tháng 6/2010, Sở phối hợp với huyện Văn Yên, huyện Yên Bình chọn 2 xã là Mậu Đông và Thịnh Hưng để triển khai mô hình phòng chống đuối nước cho trẻ trong dịp hè. Đây là 2 xã có diện tích ao hồ, sông, suối tương đối lớn.

Tham gia mô hình có các học sinh trường tiểu học và THCS, phụ huynh học sinh, các bí thư chi bộ, tổ trưởng, trưởng các ban, ngành, đoàn thể trong xã. Nội dung xoay quanh về các vấn đề như: không cho trẻ đi tắm, bơi ngoài sông, suối mà không có người lớn biết bơi đi kèm, nên rào quanh ao, hố nước, hố sâu, hố vôi đang tôi để tránh các em khi chơi đùa bị ngã, rơi xuống hố.

Ở vùng sông nước cần làm cửa chắn và rào quanh nhà, nên lấp kín các hố, rãnh nước sau khi sử dụng, làm nắp đậy chắc chắn, an toàn cho giếng, bể nước, chum, vại, nên có người lớn đưa trẻ đi học trong mùa mưa lũ, đặc biệt khi phải đi qua suối, sông, mặc áo phao cho trẻ khi đi thuyền, nâng cao kỹ năng cho các bậc cha mẹ về sự an toàn của con em mình trước những nguy cơ tai nạn thương tích, trong đó có đuối nước. Tuy nhiên, để trẻ em được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tốt nhất trong môi trường xã hội an toàn không tai nạn thì việc triển khai mô hình cần có sự vào cuộc, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, tránh tình trạng hô hào chung chung.

 Thanh Tân

Các tin khác

YBĐT - Trong 6 tháng đầu năm 2010, trên địa bàn huyện Yên Bình (Yên Bái) phát hiện thêm 47 trường hợp nhiễm HIV, nâng tổng số người bị nhiễm HIV toàn huyện lên 324 người, trong đó, 73 người đã chuyển sang giai đoạn AIDS, 35 người đã chết do AIDS.

Ngày 26-7, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo về đặc xá Bộ Công an họp đánh giá kết quả bước đầu triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2010 với sự tham gia của thành viên Ban chỉ đạo. Thượng tướng Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Công an chủ trì hội nghị.

Trong cuộc họp báo tổ chức sáng nay (27-7) tại Hà Nội, ông Đàm Hữu Đắc, Thứ trưởng Bộ LĐTB-XH cho biết, bắt đầu từ ngày 28-7, Bộ Lao động- thương binh và xã hội và Tổng cục Dạy nghề sẽ cùng tổ chức một cuộc thi tay nghề quy mô quốc gia năm 2010 để chọn ra những “bàn tay vàng” nhằm tôn vinh lực lượng lao động trẻ có tay nghề cao của đất nước, đồng thời cũng là cơ hội để tuyển chọn các gương mặt xuất sắc nhất tham gia đội tuyển dự hội thi tay nghề ASEAN lần thứ 8 (tổ chức tại thủ đô Bangkok-Thái Lan vào tháng 11-2010).

YBĐT – Ngày 27/7, đoàn công tác của cộng hoà Pháp do bà Francie Sadeski đại diện của tổ chức Conseil Sante làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Yên Bái để triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, ma tuý và buôn bán người trên tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục