Cuộc sống của người dân sau vụ sạt lở đất

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/8/2010 | 2:51:26 PM

YBĐT - Tháng 1/2010 trên địa bàn xã Nghĩa Sơn - Văn Chấn, đã xảy ra sạt lở đất ta luy âm của kênh dẫn thuỷ điện Nậm Tộc tại thôn Bản Bẻ làm 4 hộ gia đình bị vùi lấp hoàn toàn và 4 hộ gia đình khác bị ảnh hưởng. Đến nay đã hơn 5 tháng trôi qua, thế nhưng cuộc sống của 8 hộ di dời đến nơi ở mới vẫn gặp nhiều khó khăn.

Mặc dù đã nhận được sự quan tâm kịp thời của các cơ quan chức năng từ Trung ương, đến tỉnh và huyện cùng với sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân UBND xã Nghĩa Sơn đã huy động mọi nguồn lực giúp đỡ bằng vật chất cũng như tinh thần để di dời 8 hộ đến nơi ở mới và ổn định cuộc sống cho các hộ dân nhưng cuộc sống của những người dân vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là chỗ ăn ở sinh hoạt của 6 hộ gia đình vẫn phải ở trong những ngôi nhà tạm, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày nhất là khi trời nắng, nóng như thời gian vừa qua.

 Thêm vào đó là cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, mặc dù xã đã hỗ trợ người dân một phần kinh phí đầu tư mua ống dẫn nước từ khe đồi xuống, nhưng do chưa có bể chứa nước nên khi thời tiết nắng nóng kéo dài, lượng nước ít không đáp ứng đủ nguồn nước thiết yếu cho sinh hoạt và chưa có điện sáng để sử dụng.

Gia đình anh Đồng Văn Xiếng cũng là một trong 8 hộ dân trong diện di dời nhưng cuộc sống của gia đình anh đã phần nào bớt khó khăn hơn so với các hộ dân ở đây, bởi gia đình anh đã làm được ngôi nhà sàn, mái lợp phibroximăng, với tổng diện tích 300m2. Song, do đất hạn hẹp nên gia đình anh cũng như một số hộ dân không có đất để phục vụ cho sản xuất và làm các công trình vệ sinh. Nhiều hộ dân đã phải nuôi nhốt gia súc chung nhau ngay trước cửa nhà vì không có đất. Anh Xiếng - bày tỏ mong muốn: "Chúng tôi mong sẽ sớm nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan chức năng, về đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng diện tích đất và xây bể chứa nước cho các hộ dân ở đây, để ổn định cuộc sống thật sự".

Hiện tại, cuộc sống của những hộ dân này cũng đang bị đe doạ bởi đã xuất hiện những cơn mưa đầu mùa. Mặt bằng của những ngôi nhà tạm đã có hiện tượng bị nứt và có nguy cơ sạt lở rất cao, qua thực tế cho thấy cần phải có biện pháp xử lý, nếu không mùa mưa sắp tới sẽ xảy ra sạt lở là điều rất khó tránh khỏi.

Hiện nay chính quyền địa phương xã Nghĩa Sơn và 8 hộ dân nằm trong diện di dời rất mong nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự chung tay góp sức của cả cộng đồng về hỗ trợ kinh phí san tạo mặt bằng, làm nhà ở và đầu tư cơ sở hạ tầng để các hộ dân có chỗ ở ổn định, yên tâm lao động sản xuất phát triển kinh tế.

Ngọc Thuý

Các tin khác
Kiểm sát viên Trần Ngọc Quang trao đổi nghiệp vụ với các đồng nghiệp.

YBĐT - Thực tế công việc mà KSV đã và đang thực hiện mới là điều đáng ghi nhận, đặc biệt, với một địa bàn rộng, nhiều dân tộc sinh sống, nổi cộm nhất ở Văn Chấn là vấn đề buôn bán, sử dụng, tàng trữ ma túy, trộm cắp tài sản, tranh chấp gây thương tích, buôn bán phụ nữ...

Tiêu hủy heo mắc bệnh tại thôn Phước Thọ 3, xã Ea Phê, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk (ảnh chụp sáng 10-8).

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng, heo tai xanh chiều 10-8, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần cho biết hiện có 9/16 tỉnh thành có dịch heo tai xanh, trong đó tại Tiền Giang, Sóc Trăng và Long An dịch đang diễn biến rất nguy hiểm.

Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Phó chủ tịch UBND tỉnh; tiến sỹ Trần Ngọc Tăng - Chủ tịch Trung ương Hội CTĐ Việt Nam thăm và tặng quà cho ông Mai Quốc Chử, nạn nhân chất độc da cam phường Yên Ninh.

YBĐT -Hưởng ứng "Tháng hành động vì nạn nhân chất độc da cam" do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát động từ ngày 10/8 - 10/9/2010, Hội Chữ thập đỏ thành phố Yên Bái chỉ đạo Hội cơ sở làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về tác hại và hậu quả lâu dài của chất độc da cam do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam đối với sức khoẻ con người và môi trường sinh thái; tuyên truyền các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với nạn nhân chất độc da cam.

Khách hàng chọn mua đồ dùng học tập tại cửa hàng của Công ty Sách Thiết bị trường học.

YBĐT - Ngày 9/8, trên 136 ngàn học sinh toàn tỉnh Yên Bái đã bước vào năm học mới. Trước đó cả tháng, thị trường sách giáo khoa và đồ dùng học tập đã rất nhộn nhịp và càng lên "cơn sốt" khi khai giảng chỉ còn tính bằng ngày. Thị trường năm nay phong phú cả về mẫu mã và giá cả, đem lại nhiều sự lựa chọn cho các "thượng đế" nhỏ tuổi và phù hợp với túi tiền của phụ huynh học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục