Bão làm 4 người chết, 10 người mất tích

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/8/2010 | 10:59:27 AM

Không phải là bão mạnh, đường đi không quá phức tạp, song Mindulle đã cướp đi 4 sinh mạng và làm mất tích 10 ngư dân. Hiện còn một tàu với 3 lao động Thanh Hóa liên tục phát tín hiệu cấp cứu do gặp nạn trong bão.

Nhiều nơi ở Nghệ An tan hoang sau bão.
Nhiều nơi ở Nghệ An tan hoang sau bão.

Đổ bộ vào phía bắc thành phố Vinh, huyện Diễn Châu và Quỳnh Lưu của tỉnh Nghệ An với sức gió cấp 9, mưa to liên tục, bão đã làm hơn 3.700 nhà bị tốc mái. Riêng tại huyện Quỳnh Lưu, hơn 1.000 nhà dân, 16 trường học bị tốc mái và sập, gần 1.000 cột điện bị giật đổ… Trong mưa bão, cháu Nguyễn An Khánh, 9 tuổi, ở xã An Hòa đã bị gió cuốn ra sông và chết trôi, 2 người khác bị thương nặng.

Hiện nhiều địa phương của Nghệ An vẫn bị chia cắt vì mất điện, mất nước và ngập sâu. Trên quốc lộ 46 đoạn Vinh - Thanh Chương, nước ngập sâu hơn 0,6 m, giao thông tê liệt hoàn toàn. Quốc lộ 1A đoạn đi qua huyện Nghi Lộc cũng bị tắc nghẽn vì một xe công te nơ bị lật giữa đường. Tài xế may mắn thoát chết.

Từ Quảng Bình, ông Nguyễn Ngọc Giai, Chi cục trưởng Chi cục Quảng lý đê điều và phòng chống lụt bão tỉnh cho biết, tuy không vào nhưng bão đã gây mưa to, gió lốc ở huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy làm nhiều nhà sập, tốc mái. Hai người dân ở xã Kim Hóa (Tuyên Hóa) vượt suối trong lúc mưa to đã bị chết đuối.

Quốc lộ 12 qua cửa khẩu Cha Lo để sang Lào bị sạt lở khoảng 30.000 m3 khiến giao thông ách tắc hoàn toàn từ chiều qua. "Hiện chưa biết bao giờ khắc phục được, có thể tỉnh phải mở đường nhánh để thông tuyến", ông Giai nói.

Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương cho biết, các tỉnh gần với tâm bão như Hà Tĩnh, Thanh Hóa cũng chịu nhiều thiệt hại. Hà Tĩnh có một bé gái ở huyện Thạch Hà bị chết đuối. Toàn khu vực Bắc Trung Bộ có trên 20.000 ha lúa bị đổ ngập, trong số đó có nhiều diện tích chuẩn bị thu hoạch. 300 ha nuôi trồng thủy sản bị ngập.

Toàn miền Trung có trên 20.000 ha lúa sắp đến kỳ thu hoạch bị đổ, ngập. Ảnh: Hưng Nguyễn.

Nguy cấp nhất hiện nay là 10 ngư dân Đà Nẵng mất tích từ ngày 23/8. Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, cho biết dù đã huy động máy bay trực thăng, 9 tàu của hải quân, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải và tàu cá của ngư dân tìm kiếm suốt hôm qua, nhưng đến sáng nay 10 ngư dân Đà Nẵng vẫn chưa có tung tích. Hiện máy bay trực thăng đã được lệnh dừng tìm kiếm, riêng các tàu vẫn tiếp tục.

Ngoài ra, một tàu hàng 300 tấn của Thanh Hóa với 3 lao động đang từ Thanh Hóa ra Quảng Ninh thì bị chết máy trôi tự do từ chiều 24/8 tại cửa biển Trà Lý (Thái Bình). Ông Bình cho biết đã cho tàu ra cứu, nhưng mưa to, sóng lớn trùm lên cả cabin tàu cứu hộ, nên 17h chiều qua tàu này được lệnh rút. "Đến sáng nay, tôi vẫn liên lạc được với chủ tàu và họ tiếp tục đề nghị cứu", ông Bình nói.

Trước và trong bão Bắc Trung Bộ có mưa rất lớn, một số nơi ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình tới 400 mm. Hôm nay, các tỉnh này vẫn có mưa. Tuy nhiên mối lo về lũ lớn gây ngập sâu và chia cắt kéo dài đã không còn. Bởi trước đó nhiều tháng miền Trung liên tục không mưa, khô hạn khốc liệt nên các sông hồ đều cạn kiệt. Hiện nước các hồ chứa còn thiếu 5-7 m so với mực nước thiết kế. Lũ một số sông lớn mới ở báo động một, một số ở báo động 2.

Chỉ đạo cuộc họp sáng nay, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát yêu cầu cấp bách tìm kiếm tàu cá với 10 ngư dân của Đà Nẵng và tàu hàng với 3 lao động của Thanh Hóa. "Các tỉnh cần tập trung khắc phục hậu quả mưa bão, đồng thời theo dõi lũ cục bộ, đặc biệt đối với các bến đò ngang, các ngầm, suối. Như Quảng Bình đã có hai người chết khi vượt suối", ông Phát nói.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Năm 2009, huyện Trạm Tấu đã xóa được 221 nhà dột nát cho hộ nghèo theo Quyết định 167 của Chính Phủ.
Ảnh: Nhân dân thôn Hát 1, xã Hát Lừu giúp nhau xóa nhà dột nát.

YBĐT - Là một trong 2 huyện vùng cao nghèo nhất của tỉnh lại tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Mông chiếm tới 77,9%, dân tộc Thái chiếm 16% dân số, giao thông đi lại khó khăn, trình độ nhận thức của đồng bào vùng cao còn hạn chế.

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm chiều 24-8, quyền cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) Hoàng Văn Năm công bố trong hai tuần qua, kể từ ngày 10-8 đến nay đã có thêm 560 xã thuộc 79 huyện của mười tỉnh, TP phát sinh các ổ dịch heo tai xanh.

Bộ đội giúp dân kéo tàu thuyền vào nơi an toàn.

Đầu giờ chiều 24/8, bão số 3 đã áp sát đất liền tại các tỉnh Bắc Trung Bộ gây mưa lớn. Tối qua, tâm bão đi vào địa phận của Nghệ An - Hà Tĩnh.

Gió lốc đã làm đổ sập ngôi nhà của gia đình anh Triệu Văn Nhã, Bản Muổi, xã Lâm Thượng (Lục Yên).

YBĐT - Do ảnh hưởng của bão số 3, mưa lớn và lốc xoáy gây thiệt hại nặng về tài sản của người dân trên địa bàn huyện Lục Yên (Yên Bái).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục