Đề án tuyên truyền chính sách thuế trong trường học: Nhiều bài học kinh nghiệm hay
- Cập nhật: Thứ tư, 8/9/2010 | 2:51:20 PM
YBĐT - Tại Hội nghị tổng kết 3 năm triển khai Đề án tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế trong trường học vừa được tổ chức mới đây, ông Phùng Hữu Phú - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương đã nhận định: Việc triển khai Đề án ở Yên Bái là một chủ trương đúng đắn. Kết quả sau 3 năm thực hiện là một sự nỗ lực cao, đầy trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Cán bộ Đội thuế số 1 thành phố Yên Bái kiểm tra cửa hàng điện gia dụng Vân Văn Vị tại tổ 11 phường Hồng Hà. (Ảnh: Quang Thiều)
|
Việc triển khai đề án tuyên truyền chính sách thuế trong trường học ở Yên Bái đã phần nào đáp ứng được đòi hỏi đó. Qua 3 năm thực hiện, Đề án đã thu được kết quả hết sức quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.
Sự nhập cuộc tích cực của các ngành hữu quan như: Cục Thuế, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Giáo dục - Đào tạo, Tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh, sự chỉ đạo chặt chẽ của ban chỉ đạo các cấp, nhất là sự tham gia nhiệt tình của các nhà quản lý giáo dục, các thầy, cô giáo và của học sinh, sinh viên trong việc góp ý, chỉnh sửa tài liệu về nội dung, thời lượng phù hợp với tiết dạy của từng bậc học, xây dựng kế hoạch giảng dạy và áp dụng các phương pháp giảng mới, hiện đại, có sức thuyết phục.
Chỉ tính riêng việc triển khai giai đoạn 1 (năm học 2008 - 2009), Đề án đã được đưa vào giảng dạy thí điểm tại 47 trường, với 1.360 tiết giảng về thuế cho hơn 12.000 học sinh các bậc học mầm non, lớp 5, lớp 9, lớp 12 và sinh viên các trường dạy nghề trên địa bàn.
Trong giai đoạn 2 (năm học 2009 - 2010), Đề án đã triển khai trên diện rộng, với 454/573 trường (trừ các trường thuộc xã vùng 135) và đã có 18.826 tiết giảng về thuế. Việc lồng ghép một cách nhuần nhuyễn, khéo léo nội dung của Đề án trong chương trình giảng dạy ở các cấp học đã giúp các em học sinh từng bước hiểu được những vấn đề quốc kế, dân sinh một cách thiết thực.
Qua đó, khẳng định việc đưa giáo dục pháp luật thuế vào trường học là phù hợp với yêu cầu đổi mới đất nước và xu thế hội nhập quốc tế. Đề án không những tạo điều kiện để trên 150.000 học sinh, sinh viên hiểu rõ vai trò của thuế đối với sự phát triển của đất nước mà còn góp phần giáo dục toàn diện cho các em về nhân cách, đạo đức, làm hành trang cần thiết để khi trưởng thành, các em có được ý thức trong việc thực hiện pháp luật nói chung, pháp luật thuế nói riêng.
Đồng thời, còn giúp cho hơn 13.000 giáo viên có cơ hội tiếp cận với những kiến thức về thuế. Từ đó, các thầy, cô giáo là những tuyên truyền viên hữu hiệu, góp phần làm cho Đề án có sức lan toả lớn trong cộng đồng xã hội. Đến nay, công tác giảng dạy pháp luật thuế đã được ngành giáo dục đưa vào kế hoạch giảng dạy hàng năm. Điều đó đã khẳng định tính thực tiễn, tính bền vững và sức sống của Đề án.
Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban triển khai Đề án khẳng định: Đề án đã thành công trên cả 3 phương diện: nhận thức, hành động, hiệu quả. Đó là việc góp phần nâng cao nhận thức cho người dân, tạo sự quan tâm chỉ đạo đồng thuận của các cấp, các ngành.
Thành công trong hành động là đảm bảo tính thống nhất, tính khoa học, phù hợp lộ trình, bước đi của Yên Bái, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, mang lại hiệu quả rõ nét trong việc xây dựng chương trình, phương thức tuyên truyền để các cấp, các ngành thấy được sự cần thiết phải đưa giáo dục pháp luật thuế vào trường học, góp phần thực hiện tốt chính sách thuế để tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, do Đề án được triển khai lần đầu tiên trên cả nước, chưa có tiền lệ để rút kinh nghiệm nên trong quá trình thực hiện cũng không thể tránh khỏi những tồn tại. Thời gian đầu triển khai chưa nhận được sự đồng tình của một số ngành, ngay cả đối với một số giáo viên và nhà trường vì Đề án không nằm trong kế hoạch giảng dạy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Việc xây dựng Đề án từ cách thức tiến hành triển khai đến biên soạn nội dung tài liệu còn gặp nhiều lúng túng. Chương trình giảng dạy phải thực hiện lồng ghép, tích hợp vào các môn học và các giờ giảng dành cho địa phương để đảm bảo đúng quy định của Luật Giáo dục.
Những bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình triển khai sẽ giúp cho Đề án tiếp tục được hoàn thiện và từng bước đi vào cuộc sống.
Linh Nhung
Các tin khác
YBĐT - Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở Văn Chấn (Yên Bái) giai đoạn 2000 - 2010 có ý nghĩa hết sức quan trọng, bước đầu đã hướng tới mục tiêu “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Trong thông điệp nhân ngày Quốc tế xoá mù chữ 8/9 năm nay, Tổng Giám đốc UNESCO nhấn mạnh cần đầu tư xoá mù chữ cho phụ nữ, vì việc này sẽ tác động tích cực đến tất cả các chỉ tiêu phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc.
Bộ GD-ĐT vừa thông báo tới các trường ĐH,CĐ tư thục/dân lập về việc khảo sát nhu cầu vay vốn của các trường trong trong giai đoạn phát triển sắp tới.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng TVTƯ, hiện nay một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Nam đảo Đài Loan.