Khống chế thành công dịch bệnh ở người: Những kinh nghiệm quý từ Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/9/2010 | 3:02:05 PM

YBĐT - Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2005 – 2010, chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh có bước cải thiện.

Cán bộ Trạm Y tế xã Sơn Thịnh (Văn Chấn) khám kiểm tra sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho nhân dân sau đợt lũ quét, phòng chống dịch bệnh.
Cán bộ Trạm Y tế xã Sơn Thịnh (Văn Chấn) khám kiểm tra sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho nhân dân sau đợt lũ quét, phòng chống dịch bệnh.

Nét nổi bật là công tác y tế dự phòng được đẩy mạnh đã giúp Yên Bái khống chế thành công các dịch bệnh, trong đó có một số dịch bệnh nguy hiểm ở người.

Thành công nhờ chủ động

Tiến sĩ Đào Thị Ngọc Lan – Bí thư Đảng bộ; Giám đốc Sở Y tế cho rằng: “Yên Bái giành được kết quả cao trong công tác y tế dự phòng, đặc biệt là phòng, chống dịch bệnh, trong đó có các dịch bệnh nguy hiểm ở người nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền các cấp. Ngành y tế đã thực hiện hiệu quả chức năng tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch đồng thời tăng cường giám sát dịch bệnh theo mùa, nhất là các dịch bệnh nguy hiểm một cách hiệu quả. Chỉ sau 20 ngày khoanh vùng dập dịch tiêu chảy cấp có phẩy khuẩn tả thành công và sự thay đổi hợp lý cách thức khống chế dịch cúm A/H1N1 hiệu quả đã để lại bài học sâu sắc trong phòng, chống dịch ở Yên Bái”.

Từ năm 2005 đến nay, nhiều bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, thủy đậu, quai bị, bệnh dại, sốt phát ban, cúm… xảy ra rải rác ở hầu hết các huyện, thị, thành phố. Do chủ động phòng, chống dịch từ tỉnh đến huyện và các cơ sở xã nên các dịch bệnh đều được khống chế, dập tắt. Sự xuất hiện hai đại dịch nguy hiểm có tốc độ lây lan nhanh ở người là tiêu chảy cấp có phẩy khuẩn tả, cúm A/H1N1 năm 2009 thực sự là những thách thức lớn với ngành y tế. Vừa phải đối phó với nhiều dịch bệnh khác như: sốt phát ban nghi sởi, thủy đậu, dịch chân - tay - miệng xuất hiện rải rác tại một số xã trong tỉnh, Yên Bái lại phải đối phó với dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm có phẩy khuẩn tả.

Có thể dễ dàng nhận thấy là các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở luôn ở thế chủ động chống dịch. Điều đó thể hiện ở hai công điện liên tiếp của UBND tỉnh về “Thực hiện các biện pháp khẩn cấp không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh Yên Bái” đồng thời UBND tỉnh triệu tập cuộc họp khẩn cấp, áp dụng ngay các biện pháp khẩn cấp phòng, chống dịch; chỉ đạo UBND huyện Văn Chấn phối hợp với ngành y tế thực hiện các biện pháp khoanh vùng dập dịch. 

Cán bộ y tế làm xét nghiệm tại Trung tâm Nội tiết tỉnh Yên Bái.

 Ngành y tế lập tức có kế hoạch khẩn cấp phòng, chống dịch tiêu chảy cấp năm 2009 và cử các đoàn cán bộ điều tra, xác minh, giám sát ổ dịch tại Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ. Đoàn thanh tra liên ngành tiến hành kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tại Nghĩa Lộ, Văn Chấn phát hiện, xử lý cơ sở vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm. Qui trình xử lý ổ dịch tả được ngành xử lý đúng; bệnh nhân được điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tổ chức các lớp tập huấn nhanh tại tất cả các xã, thị trấn của huyện Văn Chấn về đường lây truyền của dịch tả, các biện pháp phòng, chống; phát động nhân dân thu gom, xử lý chất thải, bảo vệ nguồn nước sinh hoạt, không uống nước lã và thực hiện ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn…

Ngành cùng chính quyền các xã có ổ dịch phát động nhân dân đào hố gom chất thải để xử lý, không để mầm bệnh phát tán ra môi trường; bảo vệ nguồn nước vệ sinh dùng cho sinh hoạt; trạm y tế các xã thường xuyên kiểm tra nguồn nước tại các ổ dịch trước khi cho dân sử dụng. Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ áp dụng biện pháp cách ly, điều trị  tích cực các bệnh nhân nghi tiêu chảy cấp nguy hiểm. Hai bệnh nhân dương tính với phẩy khuẩn tả được điều trị đúng phác đồ, ra viện về sinh hoạt tại cộng đồng theo qui định; người nhà bệnh nhân và cán bộ y tế được giám sát đúng qui định; xử lý triệt để chất thải trước khi đổ vào môi trường. Những người tiếp xúc gần với bệnh nhân tả đều được cấp kháng sinh uống dự phòng.

Thực hiện nghiêm ngặt công tác giám sát dịch, báo cáo, tất cả các ca tiêu chảy cấp trên địa bàn tỉnh được ngành y tế giám sát chặt chẽ. Các ca nghi tả đều lấy mẫu chẩn đoán xác định; hàng trăm mẫu bệnh phẩm được xét nghiệm và ngoài 2 mẫu được Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xác định dương tính với phẩy khuẩn tả, không phát hiện thêm mẫu nào. Riêng tại 2 thôn có dịch đã lấy nước, giám sát môi trường sau 15 ngày phát sinh ổ dịch, các mẫu xét nghiệm cho kết quả âm tính. Đường dây nóng được thiết lập và có cán bộ trực 24/24 giờ thông tin, báo cáo tình hình dịch bệnh. Sau 20 ngày khoanh vùng dập dịch, ngày 4/6/2009, Yên Bái xác định, ổ dịch chấm dứt hoạt động và không có bệnh nhân tử vong.

Cũng như nhiều địa phương trong cả nước, ở Yên Bái, cúm A/H1N1 xuất hiện tại một trường học ở Văn Chấn vào giữa tháng 9/2009 và hoành hành ở các trường học, nơi đông dân cư. Do có sự chủ động, ngành phối hợp với huyện, chính quyền xã tập trung khoanh vùng bao vây dập dịch. Nhưng chỉ ít thời gian sau, dịch cúm thường tiếp tục xuất hiện ở rất nhiều trường học của các huyện: Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên, thị xã Nghĩa Lộ, thành phố Yên Bái đến các huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu.

Biện pháp khoanh vùng dập dịch trước đây đã không còn hiệu quả, ngành y tế phối hợp với các cơ quan đại chúng tuyên truyền tới các trường học, tổ dân phố để sớm phát hiện, điều trị các ca bệnh nặng, tránh tử vong. Ngành yêu cầu các trường học liên tục cập nhật sĩ số học sinh ốm, nghi ngờ mắc cúm để phát hiện dịch.

Đặc biệt, phụ nữ có thai, người già yếu, mắc bệnh mạn tính phải hết sức thận trọng đề phòng, bởi đây là những đối tượng sức đề kháng yếu, nếu mắc cúm A/H1N1 sẽ phát sinh những bệnh khác và có nguy cơ tử vong cao. Không để người dân có tâm lý chủ quan, ngành phối hợp cùng các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền thường xuyên 10 khuyến cáo phòng, chống cúm A/H1N1.

Thạc sĩ Trần Viết Thắng - Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh cho biết: “Yên Bái có Phòng Xét nghiệm, chẩn đoán tại chỗ, không phải đi Hà Nội, giảm tốn kém cả về thời gian và chi phí. Trung tâm đã tiến hành xét nghiệm gần chục mẫu dương tính với cúm A/H1N1 trong gần 100 mẫu, giúp cho việc phát hiện các ổ dịch để khoanh vùng dập dịch nhanh hơn. Thắng lợi lớn nhất đối với Yên Bái là chưa có bệnh nhân tử vong do cúm A/H1N1”.

Bài học từ thực tiễn

Các bệnh viện tăng cường giám sát dịch bệnh qua sàng lọc bệnh nhân tới khám và điều trị. (Trong ảnh: Bệnh nhân đóng viện phí tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Yên Bái).

Đánh giá kết quả của công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở người năm 2009, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Phó chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái khẳng định: “Muốn thành công trong phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở người, trước hết phải có sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến xã; phải coi công tác phòng, chống dịch là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành và toàn dân; huy động được sự tham gia của các cấp, các ngành và người dân phòng, chống dịch bệnh”.

Đây cũng là kết quả trong công tác chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, trang thiết bị sẵn sàng ứng phó khi có dịch xảy ra của ngành y tế. Bên cạnh tập trung kiện toàn ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, Yên Bái chủ động diễn tập phòng, chống cúm A/H1N tại xã Nga Quán (Trấn Yên) là những động thái tích cực chuẩn bị cho chống dịch.
Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông trực tiếp để người dân tự giác phòng, tránh. Công tác giám sát, phát hiện dịch được tăng cường, đặc biệt là ca bệnh đầu tiên để xác định nguyên nhân, khoanh vùng phòng, chống, không để lây lan. Năng lực của đội ngũ cán bộ y tế cả về chẩn đoán, điều trị, dự phòng, xét nghiệm cần được nâng cao, sẵn sàng đáp ứng khi có dịch.

Những kinh nghiệm quí về công tác y tế dự phòng và phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở người của Yên Bái những năm qua sẽ giúp các cấp ủy, chính quyền và ngành y tế vững tin hơn trước nhiệm kỳ mới với nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, vì an sinh xã hội.

Minh Đức

Các tin khác
Trẻ em, 
đặc biệt là trẻ em gái cần được sự bảo vệ của cả gia đình và xã hội. (Ảnh: Thanh Miền)

YBĐT - Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về các trường hợp trẻ bị xâm hại, ngược đãi khiến dư luận rất bất bình. Bị cáo đã bị pháp luật nghiêm trị thích đáng, còn các em - nạn nhân của những vụ xâm hại, ngược đãi lại đang phải trải qua những quãng ngày đầy đau khổ, hoảng loạn về tinh thần thể xác khó có thể hàn gắn ngay được khiến dư luận rất bất bình.

YBĐT - Theo thống kê, tình trạng ly hôn trên địa bàn huyện Trấn Yên (Yên Bái) đang gia tăng rõ rệt. Nếu như năm 2008, toàn huyện thụ lý khoảng 90 vụ thì năm 2009 là 108 vụ và 7 tháng năm 2010 là 69 vụ. Trong đó, số vụ thuận tình ly hôn chiếm tỷ lệ khá cao, độ tuổi ly hôn thường từ 18 - 35 với đủ thành phần xã hội.

Đội múa Lân luyện tập hăng say mỗi độ Trung thu.

YBĐT - Đội múa Lân phố Yên Hoà I - Phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái có 18 thành viên thuộc nhiều thành phần nghề nghiệp. Người là công chức, người làm tự do, đặc biệt là có tới 75% thành viên trên 50 tuổi đời.

Đồng chí Hoàng Đức Vượng - Giám đốc sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh tặng quà cho trẻ em nghèo vượt khó học giỏi.

YBĐT - Tại xã Xà Hồ (Trạm Tấu), tối ngày 21/9, (tức tối ngày 14/8 âm lịch) thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Hoàng Đức Vượng - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và xã hội đã đến dự và vui Trung thu với trẻ em xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục