341 tỷ đồng hỗ trợ giáo dục cho các dân tộc ít người
- Cập nhật: Thứ sáu, 3/12/2010 | 8:24:17 AM
Phó Thủ tướng chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015 với tổng dự toán kinh phí khoảng 341 tỷ đồng.
Đối tượng của đề án là các cơ sở giáo dục có trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi, học sinh, sinh viên 9 dân tộc rất ít người: Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Cống, Brâu, Bố Y, Mảng, Cờ Lao. Phạm vi áp dụng trên 6 tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Kon Tum.
Đề án gồm 4 hoạt động chính:
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải phát triển giáo dục đối với các dân tộc ít người
Thứ hai, đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất cho các điểm trường tiểu học tại thôn bản có học sinh dân tộc rất ít người. Xây dựng mới 110 phòng học, 110 nhà công vụ, mua sắm 220 bộ thiết bị.
Thứ ba, nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở các cơ sở giáo dục có học sinh dân tộc rất ít người. Biên soạn tài liệu đặc thù hỗ trợ giáo viên và học sinh các dân tộc rất ít người, giúp giáo viên triển khai tốt nội dung chương trình dạy học. Tổ chức dồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên dạy học sinh các dân tộc rất ít người.
Thứ tư, xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người. Tạo điều kiện cho trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc rất ít người được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tại các cơ sở giáo dục phù hợp. Trẻ mẫu giáo 3 - 5 tuổi được chăm sóc, giáo dục tại các trường lớp mẫu giáo thôn bản. Học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông được nuôi dạy tại trường.
Theo Đề án, trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc rất ít người thuộc hộ nghèo được hưởng mức hỗ trợ như sau: trẻ em học mẫu giáo tại các trường công lập được hưởng mức hỗ trợ bằng 30% mức lương tối thiểu chung/trẻ/tháng, học sinh học tại các điểm trường ở thôn bản được hưởng mức hỗ trợ bằng 40% mức lương tối thiểu chung/HS/tháng,
Các học sinh học tại trường Phổ thông dân tộc bán trú và ở bán trú được hưởng mức hỗ trợ bằng 60% mức lương tối thiểu chung/HS/tháng, học sinh các trường Phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện và cấp tỉnh được hưởng học bổng bằng 100% mức lương tối thiểu chung/HS/tháng.
Sinh viên dân tộc rất ít người thuộc hộ nghèo tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp cà dạy nghề được hưởng học bổng bằng 100% mức lương chung/SV/tháng.
Tổng dự toán kinh phí Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc ít người giai đoạn 2010 - 2015 khoảng 341 tỷ đồng.
Bộ GD-ĐT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban Dân tộc có trác nhiệm phối hợp thực hiện đề án.
Đề án thể hiện quan điểm của Nhà nước quan tâm phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo cho vùng có đồng bào dân tộc rất ít người.
(Theo Dân Trí)
Các tin khác
Ngày 2-12, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa đã ký quyết định ban hành thông tư quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. 1-2011.
YBĐT - Trường Tiểu hoc Kim Đồng, huyện Yên Bình (Yên Bái) hiện có 28 cán bộ, giáo viên, với 374 học sinh, 13 lớp. Nhà trường nhiều năm liền đạt danh hiệu "Tiên tiến xuất sắc". Tỷ lệ học sinh khá, giỏi hàng năm đạt trên 80%, tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi ra lớp và tỷ lệ học sinh lên lớp luôn đạt 100%.
Sau khi bị thổi còi vì văn bản trái luật, ngày 1/12, Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố chỉ còn 9 đối tượng học sinh sinh viên (HSSV) được miễn giảm học phí. Như vậy so với văn bản trái luật ban hành tháng 9/2010, HSSV có cha mẹ thường trú tại các xã bãi ngang ven biển và các thôn, bản đặc biệt khó khăn không thuộc diện được miễn, giảm học phí.
YBĐT - Kết thúc Chương trình (CT) 135 giai đoạn II, Khánh Thiện, huyện Lục Yên (Yên Bái) được đề nghị công nhận đạt chỉ tiêu hoàn thành các mục tiêu của CT. Quá trình thực hiện, xã đã chủ động đón nhận, triển khai các công trình dự án đạt hiệu quả. Đến nay, Khánh Thiện đã có nhiều đổi thay cơ bản so với các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn ở Lục Yên nhờ vốn 135.