Hiệu quả công tác đào tạo nghề tại Trấn Yên

  • Cập nhật: Thứ ba, 14/12/2010 | 9:00:41 AM

YBĐT -Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Dạy nghề huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã mở 12 lớp đào tạo nghề cho 360 học viên. Trong đó, mở 8 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn và 4 lớp dạy nghề cho đối tượng là các hộ nghèo.

Nhờ có kiến thức KHKT mà gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Hải (người ngoài cùng bên trái) đã mạnh dạn mở rộng mô hình chăn nuôi lợn lên 100 con.
Nhờ có kiến thức KHKT mà gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Hải (người ngoài cùng bên trái) đã mạnh dạn mở rộng mô hình chăn nuôi lợn lên 100 con.

Được cán bộ của Trung tâm Dạy nghề huyện Trấn Yên  đến nhà tư vấn, đầu năm 2010, chị Nguyễn Thị Thanh Hải ở thôn 7, xã Việt Thành đã tự nguyện tham gia lớp đào tạo nghề ngắn hạn do Trung tâm Dạy nghề huyện Trấn Yên tổ chức ngay tại xã. Mặc dù, thời gian học chỉ có 45 ngày nhưng chị đã được giáo viên hướng dẫn tỷ mỷ về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi, thú y.

Với những kiến thức tiếp thu được, chị bàn với chồng mở rộng mô hình chăn nuôi lợn của gia đình lên 100 con. Chị Hải cho biết: “Trước đây, gia đình chỉ chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ, không dám đầu tư lớn vì không có kiến thức khoa học kỹ thuật (KHKT) về cách phòng bệnh cho đàn lợn.

Thông qua lớp học nghề ngắn hạn và được thăm quan các mô hình chăn nuôi thực tế, tôi mạnh dạn vay vốn, mở rộng quy mô chuồng trại”. Nhờ chăm sóc và phòng trị bệnh đúng cách nên đàn lợn của gia đình chị lớn nhanh và chỉ sau 3 tháng đã được xuất bán mang lại cho gia đình nguồn thu nhập trên 70 triệu đồng. Chị Hải mong muốn, Trung tâm Dạy nghề của huyện sẽ mở nhiều lớp dạy nghề cho người lao động, đặc biệt là phụ nữ nghèo để họ có kiến thức KHKT áp dụng và phát triển kinh tế gia đình.

Cũng giống chị Hải, nhờ những kiến thức học được mà anh Nguyễn Văn Thắng ở xã Y Can đã mở rộng mô hình chăn nuôi lợn của gia đình lên trên 100 con, trong đó có 20 con lợn nái. Hiện tại anh đang thử nghiệm mô hình chăn nuôi lợn rừng. Theo anh Thắng, nếu không có kiến thức về KHKT anh cũng không dám mở rộng quy mô trang trại. Chính vì vậy, anh đã đăng ký tham gia học lớp đào tạo nghề ngắn hạn do Trung tâm Dạy nghề huyện Trấn Yên mở tại trung tâm. Anh Thắng cho biết: “Nội dung lớp học nghề rất phù hợp và đáp ứng nhu cầu của người dân, vì vậy cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích thiết thực khi tham gia các lớp đào tạo nghề”.

Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Dạy nghề huyện Trấn Yên đã mở 12 lớp đào tạo nghề cho 360 học viên. Trong đó, mở 8 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn và 4 lớp dạy nghề cho đối tượng là các hộ nghèo. Qua công tác tuyên truyền vận động, trực tiếp đến cơ sở rà soát và nắm bắt tình hình thực tế tại địa phương, Trung tâm đã mở các lớp đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của người học.

Thông qua các tổ chức hội, đoàn thể của các xã để nắm bắt nhu cầu và phối hợp tổ chức đào tạo nghề cho những hội viên có nhu cầu, hội viên nghèo, ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chủ tịch Hội Nông dân xã Việt Thành cho biết: “Các hộ dân rất phấn khởi khi tham gia các lớp đào tạo nghề được mở ngay tại xã. Tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn về kỹ thuật chăn nuôi, thú y, trồng trọt, chế biến nông - lâm sản, cắt may… người nông dân đã tiếp thu được những tiến bộ KHKT mới, áp dụng vào sản xuất và nhiều hộ gia đình đã xây dựng được các mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, để mọi người cùng học tập và làm theo”.

Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề ở Trấn Yên cũng gặp không ít những khó khăn do nhận thức về đào tạo nghề của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, vẫn còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước, chưa cố gắng vươn lên thoát nghèo, kinh phí hỗ trợ cho người học nghề thấp và tỷ lệ người lao động qua đào tạo có việc làm chưa cao.

Theo ông Nguyễn Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Dạy nghề Trấn Yên thì cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề, xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý về đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đồng thời, tăng cường đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đào tạo phải gắn với nhu cầu của thị trường, nhu cầu sản xuất của địa phương.

Hiệu quả trong công tác đào tạo nghề tại Trấn Yên bước đầu đã được khẳng định và mang lại những lợi ích thiết thực cho người nông dân. Nông dân Trấn Yên mong muốn sẽ có nhiều lớp dạy nghề phù hợp với nhu cầu được mở ngày tại các thôn, bản, giúp nông dân xóa đói, giảm nghèo.

Mạnh Cường

Các tin khác

YBĐT - Từ đầu năm 2010 đến nay, trên địa bàn xã Động Quan, huyện Lục Yên (Yên Bái) vẫn có tới 25/90 trẻ mới sinh là con thứ 3 trở lên và là xã có số sinh con thứ 3 chiếm tỉ lệ cao nhất trong toàn huyện.

Giảm số vụ tai nạn trong lao động.

Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 – 2015 vừa được phê duyệt với mục tiêu giảm trung bình 5% tần suất lao động chết người/năm trong các ngành khai khoáng, xây dựng.

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2010 tới nay cả nước ghi nhận 7 trường hợp nhiễm vi-rút cúm A/H5N1, trong đó 2 trường hợp đã tử vong tại Tiền Giang và Bình Dương.

Ảnh chỉ có tính minh họa.

Vào hồi 8 giờ 30 ngày 13/12, trạm Thủy văn Lào Cai quan trắc được mức nước sông Hồng đoạn chảy qua thành phố Lào Cai lên tới 77m90, gần mức báo động I (mức báo động I là 80m so với mặt biển), biên độ lũ đạt mức 1m77.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục