Tích cực cải thiện điều kiện làm việc và môi trường lao động

  • Cập nhật: Thứ hai, 21/3/2011 | 9:15:56 AM

YBĐT - Trong những năm qua, LĐLĐ tỉnh Yên Bái chỉ đạo các cấp công đoàn thực hiện Nghị quyết 5b của Tổng LĐLĐ Việt Nam về đẩy mạnh công tác bảo hộ lao động trong tình hình mới.

Công nhân Công ty cổ phần Dược phẩm Yên Bái trong dây chuyền sản xuất.
Công nhân Công ty cổ phần Dược phẩm Yên Bái trong dây chuyền sản xuất.

Đặc biệt trong dịp diễn ra các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về An toàn vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ - PCCN) các cấp công đoàn trong tỉnh đã bám sát nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, ngành và cơ sở; đã tổ chức được 5 lớp huấn luyện về ATVSLĐ - PCCN cho 650 lao động tham gia; tổ chức các hội thi trong công nhân lao động về các chủ đề về ATVSLĐ - PCCN; tuyên truyền về ATVSLĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác này đến người lao động và người sử dụng lao động; phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước, người sử dụng lao động thực hiện các nội dung; tham gia xây dựng các văn bản về bảo hộ lao động, tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành Bộ luật Lao động, công tác bảo hộ lao động (BHLĐ) tại doanh nghiệp và cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Năm 2010 đã phối hợp thanh tra, kiểm tra được 45 đơn vị về chính sách pháp luật đối với người lao động, trong đó phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội, Thanh tra tỉnh kiểm tra pháp luật lao động tại 37 doanh nghiệp.

Qua kiểm tra có 27/37 đơn vị thành lập được Hội đồng BHLĐ; thực hiện việc xây dựng kế hoạch BHLĐ là 32/37 doanh nghiệp; về huấn luyện AT-VSLĐ có 32/37 doanh nghiệp thực hiện; 30/37 doanh nghiệp thực hiện việc khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động; 37/37 doanh nghiệp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động và 37/37 doanh nghiệp xây dựng phương án ATVSLĐ - PCCN tại đơn vị. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa có tổ chức chính trị xã hội nói chung và tổ chức công đoàn nói riêng; trong các doanh nghiệp này nhiều quyền lợi của người lao động còn bị vi phạm, để tiết kiệm chi phí sản xuất nên công tác ATVSLĐ - PCCN chưa được quan tâm.

Để công tác AT-VSLĐ, vì cuộc sống cộng đồng, vì sức khoẻ, tính mạng người lao động được thực hiện tốt, năm 2011 LĐLĐ tỉnh tiếp tục chỉ đạo công đoàn các cấp, phối hợp với các cơ quan chức năng, tuyên truyền tốt công tác AT - VSLĐ - PCCN, lấy tính mạng, sức khỏc người lao động làm trọng; giảm thiểu tối đa các vụ tai nạn lao động, những tác động gây ra bệnh nghề nghiệp cho người lao động... Muốn làm được điều đó, với chức năng là tổ chức chính trị – xã hội đại diện  cho công nhân, công chức, viên chức và người lao động, các cấp công đoàn cần thực hiện tốt các nội dung sau:

Một là, tiếp tục đề nghị các cơ quan có chức năng cần đổi mới và tăng cường quản lý Nhà nước hơn nữa, đối với việc chấp hành Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn nói chung, công tác AT – VSLĐ - PCCN nói riêng tại các doanh nghiệp. Cần biểu dương khen thưởng vinh danh các doanh nghiệp làm tốt; kiên quyết xử lý đối với những doanh nghiệp coi thường tính mạng sức khỏe cộng đồng và người lao động.

Hai là, tăng cường trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế, tăng cường đạo đức kinh doanh và hành nghề của chủ doanh nghiệp, nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động trong việc chấp hành Luật Lao động và Luật Công đoàn; việc thực hiện  đầu tư đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, đặc biệt là các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật về AT - VSLĐ và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

Ba là, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác phát triển đoàn viên và thành lập tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp, để trực tiếp giám sát việc chấp hành các qui định có liên quan tới quyền và lợi ích người lao động.

Bốn là, nâng cao nhận thức về quyền được làm việc trong môi trường AT - VSLĐ. Người lao động phải được huấn luyện về AT - VSLĐ và được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động, thực hiện tốt các nghĩa vụ về AT-VSLĐ-PCCN.

Năm là, các công đoàn cơ sở hợp tác với người sử dụng lao động thực hiện đúng luật pháp về an toàn vệ sinh lao động, có quyền yêu cầu người sử dụng lao động  cung cấp thông tin về các biện pháp bảo đảm AT - VSLĐ, yêu cầu người sử dụng lao động tổ chức huấn luyện AT - VSLĐ cho người lao động; hướng dẫn tuyên truyền, vận động NLĐ thực hiện pháp luật AT - VSLĐ, nội quy doanh nghiệp, phương tiện bảo vệ cá nhân.

Sáu là, tiếp tục phát động các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân viên chức lao động như: thi đua "Lao động giỏi, lao động sáng tạo"; nâng cao chất lượng phong trào "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" "Thi đua phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn", cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức "Trung thành, sáng tạo, tận tuỵ, gương mẫu"..., gắn tổ chức phong trào thi đua với "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" với việc xây dựng nếp sống văn hoá trong công nhân viên chức lao động.

Bảy là, tiếp tục cụ thể hoá Nghị quyết 5b của Tổng LĐLĐ Việt Nam về đẩy mạnh công tác bảo hộ lao động trong tình hình mới cũng như đưa Nghị quyết 20 NQ/TW khoá X của Đảng vào cuộc sống.

Hà Chí Họp - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Yên Bái

Các tin khác

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chủ trương tăng vốn theo hình thức khoản vay tài trợ bổ sung 25 triệu USD cho Dự án “Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và dự phòng đại dịch ở Việt Nam” (VAHIP).

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, từ sáng 22/3, đợt không khí lạnh mới sẽ ảnh hưởng tới các tỉnh miền Bắc, vùng núi có nơi rét đậm.

Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ-PCCN có chủ đề “An toàn lao động vì hạnh phúc của mỗi gia đình và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp”.

Trẻ em Việt Nam là người tiêu dùng mạnh mẽ (ảnh minh họa)

Ở Việt Nam, có một thực tế là trẻ con chính là những người tiêu dùng có quyền quyết định rất mạnh mẽ, được bố mẹ và ông bà sẵn sàng móc ví ra chi trả cho các nhu cầu…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục