Vui vì đồng bào Mông xuống chợ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/4/2011 | 2:38:20 PM

YBĐT - Mùa nào thức nấy, mỗi phiên chợ đều có sự góp mặt của những món hàng quen thuộc rất riêng của đồng bào.

Thiếu nữ Mông. Ảnh minh họa
Thiếu nữ Mông. Ảnh minh họa

Chợ phiên ở thị tứ ngã ba xã Cát Thịnh (Văn Chấn) không quá ồn ào, tấp nập người bán mua nhưng nếu là người đi xa lâu ngày về lại thì điều khác biệt dễ nhận thấy ở mỗi phiên chợ bây giờ là đã xuất hiện thêm những bề (lù cở) rau măng của người Mông.

Đó chính là những hình ảnh về sự hòa nhập, là tư tưởng tiến bộ cũng như sự chuyển đổi tích cực trong cuộc sống, cung cách làm ăn của đồng bào.

Còn nhớ khoảng dăm ba năm về trước người Mông trong xã từ các bản Hẻo, Pín Pé, Khe Căng, Khe Chất, Làng Lao... xuống chợ dường như chỉ là đi chơi chợ, xem chợ, và để mua dầu, mua muối phục vụ những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống sinh hoạt. Rủng rỉnh hơn nữa thì cũng chỉ có dăm mười nghìn tiền lẻ ăn quà ở chợ như mua cái bánh rán, bánh chưng, vài cái bánh cuốn...

Nhưng giờ đây hình ảnh đồng bào Mông ở chợ phiên thực thụ là chủ nhân của những hàng hóa được nhiều người dân, các bà nội trợ chờ đón. Đó có thể là cả một bề đầy rau cải nương tươi ngon, là rau bí, rau má hay những mớ rau rừng cũng có khi là một vài quả trứng hay con gà đen lông óng mượt....

Mùa nào thức nấy, mỗi phiên chợ đều có sự góp mặt của những món hàng quen thuộc rất riêng của đồng bào. Nhiều người đã thành thói quen chờ đợi họ, bởi vậy những món đồ đó rất đắt hàng, chỉ một loáng đặt bề xuống đã thấy các bà, các chị ngồi kiểm đếm lại số tiền vừa thu được.

Cái sự đi chợ bán hàng, trao đổi bán mua ấy không chỉ đơn thuần ở việc đồng bào có thêm nguồn thu nhập cải thiện cuộc sống, quan trọng hơn đó chính là bước chuyển đổi về nhận thức trong tư tưởng, cung cách làm ăn, là sự hòa nhập với cả cộng đồng thay vì cuộc sống tách biệt ở những bản xa quanh năm vào ra với đồi sắn, nương ngô.

Giờ đây khi xuống chợ, ở họ không còn thấy sự nhút nhát, rụt rè, lóng ngóng sử dụng đồng tiền như trước nữa mà đã rất thành thạo, nhanh nhẹn và rành rẽ chuyện tiền bạc.

Có cầu thì ắt có cung. Ban đầu chỉ là những vạt rau cải nương ăn không hết trở thành hàng hóa rồi những món măng rau sẵn có đồng bào kiếm được từ rừng mang xuống chợ. Nhưng rồi để chủ động và có nhiều hàng hóa hơn đồng bào chuyển sang gieo trồng với diện tích lớn hơn để rồi mùa nào thức ấy cung ứng ra thị trường. Bây giờ thì những hàng hóa như rau cải nương, cải “mèo”, gà đen, gà đồi... ở mỗi phiên chợ đã dần trở thành “thương hiệu” quen thuộc, đắt hàng...

 Bước chuyển đó thật đáng khích lệ và quan tâm để đồng bào có nhiều hơn cơ hội vươn tới cuộc sống ấm no thay vì chỉ trông chờ ỷ lại vào các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước.

Ngọc Tú

Các tin khác

YBĐT - Đời sống của công nhân, viên chức, lao động không ổn định, rất cần Nhà nước có các chính sách quyết liệt hơn nữa để kiềm chế lạm phát, nâng cao chính sách tiền lương cho công nhân viên chức lao động, đáp ứng tình hình thực tiễn.

Nữ công nhân Công ty cổ phần Nông lâm sản thực phẩm Yên Bái phân loại, đóng gói thành phẩm đũa xuất khẩu.

YBĐT - Thông qua công tác giáo dục, NLĐ được nâng cao nhận thức chính trị, hiểu biết xã hội, nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy sáng kiến trong sản xuất kinh doanh và quản lý doanh nghiệp, thực hiện tốt nghĩa vụ của mình và được hưởng quyền lợi về chính trị.

Ngày 29/4, Ủy ban Nhân dân xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai phối hợp cùng Công ty đầu tư xây dựng Alpha Nam và Công ty cầu đường Quảng Tây (Trung Quốc) đang nỗ lực tìm kiếm trong đống đất khoảng 50m3 bị sạt lở vùi lấp 3 người.

Tiết mục văn hóa - văn nghệ của chi hội phụ nữ tổ 31 - 32 phường Minh Tân chào mừng ngày khánh thành nhà văn hóa phố.

YBĐT - Hết năm 2011, thành phố Yên Bái phấn đấu có 90% thôn, tổ dân phố đăng ký xây dựng thôn, tổ dân phố văn hóa; 80% thôn, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục