Trường Trung cấp Nghề Nghĩa Lộ: Làm tốt công tác đào tạo nghề

  • Cập nhật: Thứ tư, 31/8/2011 | 3:00:48 PM

YBĐT - Trường Trung cấp Nghề Nghĩa Lộ hiện đang mở 7 lớp với 200 học viên sơ cấp nghề, 8 lớp với 246 học viên học nghề thường xuyên, duy trì phối hợp quản lý 59 lớp liên kết đào tạo tại nhà trường thuộc các ngành nghề: sửa chữa máy nông nghiệp, chăn nuôi - thú y, kỹ thuật trồng cây ăn quả, tin học văn phòng...., học viên chủ yếu là thanh niên dân tộc thiểu số.

Đã có 1.791 học viên được trường Trung cấp Nghề Nghĩa Lộ cấp chứng chỉ nghề.
Đã có 1.791 học viên được trường Trung cấp Nghề Nghĩa Lộ cấp chứng chỉ nghề.

Được nâng cấp trên cơ sở Trung tâm Dạy nghề Nghĩa Lộ, Trường Trung cấp Nghề Nghĩa Lộ chính thức đi vào hoạt động từ 6/11/2009. Thời gian qua, nhà trường đã đáp ứng kịp thời nhu cầu về học nghề của lao động nông thôn (LĐNT), lao động diện hộ nghèo thuộc bốn huyện, thị phía Tây của tỉnh,  góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Theo lời giới thiệu của cán bộ phòng đào tạo, chúng tôi vào thăm lớp dạy nghề sửa chữa xe máy được tổ chức theo Quyết định 1956, em Hoàng Văn Vinh ở tổ Cang Nà, phường Trung Tâm chia sẻ: “Là con thứ hai trong gia đình có 6 anh em nên em phải gánh vác mọi công việc nhà. Em đã đi làm thuê đủ mọi việc, nay được hỗ trợ và tạo điều kiện vào học nghề sửa chữa xe máy tại nhà trường em sẽ quyết tâm học thật tốt để khi ra trường mình có một nghề. Em xin cảm ơn Đảng và Nhà nước đã tạo cho những người dân nghèo có công ăn việc làm ổn định, vươn lên thoát nghèo”.

Cũng như em Vinh, em Thành ở phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ, em Đồng Văn Tính ở Bản Cại, xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn và rất nhiều người khác cũng được đào tạo để có nghề nuôi sống bản thân và gia đình.

Vài năm trở về trước, cơ sở vật chất và trụ sở nhà trường phục vụ công tác dạy và học còn nhiều thiếu thốn, với quỹ đất 1,1 ha, trong đó chỉ có 5 nghìn mét vuông được xây dựng mới, còn lại là các khu nhà cũ nát xây dựng từ năm 1985…

Song nhà trường đã năng động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác dạy nghề tại địa phương và các huyện lân cận. 6 tháng đầu năm 2011, Trường đã đẩy mạnh công tác tuyển sinh tại khu vực bốn huyện, thị phía Tây theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và người lao động tham gia học nghề theo đơn đặt hàng.

Bên cạnh đó, nhà trường chủ động xây dựng và khẩn trương gửi kế hoạch đào tạo tới các địa phương, đơn vị trong địa bàn, tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy nghề cho LĐNT, chính sách hỗ trợ học nghề cho LĐNT, các lĩnh vực đào tạo nghề của Nhà trường, thông tin các lớp, các khóa học được đào tạo tại nhà trường.

Mặt khác, nhà trường tổ chức xuống cơ sở nắm bắt nhu cầu học nghề của người lao động để tổ chức đào tạo cho các đối tượng học nghề nhằm thu lại hiệu quả cao hơn trong công tác dạy nghề. Nhà trường phối hợp với Trường Trung cấp Bách khoa Yên Bái, Trường Đại học Quản trị kinh doanh Thái Nguyên mở lớp đại học kế toán hệ vừa học vừa làm cho 60 học viên tại, ký kết hợp đồng trách nhiệm với Trường Cao đẳng Nghề đường sắt I thông báo tuyển sinh các nghề: xây dựng bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt, lắp đặt cầu.

Đến nay, Trường đã mở 7 lớp với 200 học viên sơ cấp nghề, 8 lớp với 246 học viên học nghề thường xuyên, duy trì phối hợp quản lý 59 lớp liên kết đào tạo tại nhà trường thuộc các ngành nghề: sửa chữa máy nông nghiệp, chăn nuôi - thú y, kỹ thuật trồng cây ăn quả, tin học văn phòng...., học viên chủ yếu là thanh niên dân tộc thiểu số.

Ông Nguyễn Bình Minh - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Với phương châm đào tạo phù hợp với nhu cầu địa phương, nhà trường đã trực tiếp làm việc với chính quyền các xã để phối hợp tổ chức dạy nghề, góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn. Tạo điều kiện cho bà con các dân tộc địa phương nắm bắt được kiến thức cơ bản về khoa học kỹ thuật và nghề nghiệp phù hợp với ngành nghề lao động sản xuất, thời gian tới, nhà trường sẽ phối hợp với địa phương xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cụ thể, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân có nhận thức đầy đủ hơn về hoạt động dạy nghề, hướng nghiệp. Đồng thời tiếp tục khai giảng các lớp dạy nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số và người nghèo”.

Trần Minh

Các tin khác
Đồng chí Ngô Thị Chinh tặng quà các phạm nhân trước giờ nhận quyết định đặc xá.

YBĐT - Ngày 31/8, Trại tạm giam Công an tỉnh Yên Bái đã tổ chức Lễ công bố Quyết định đặc xá tha tù trước thời hạn cho 5 phạm nhân đang chấp hành án cải tạo. Đồng chí Ngô Thị Chinh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự lễ công bố.

YBĐT - Sau 5 năm thực hiện nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, giáo dục chính trị,  Ban CHQS huyện Văn Yên đã tặng bằng khen cho 2 cá nhân, tặng giấy khen cho 3 tập thể và 4 cá nhân đã có thành tích xuất sắc.

YBĐT - Yên Bái - mảnh đất cửa ngõ phía Tây Bắc của Tổ quốc không chỉ được biết đến bởi những địa danh, những tên đất tên làng đã đi vào lịch sử như: Chiến khu Vần - Hiền Lương, như bến phà Âu Lâu, hay đèo Lũng Lô hiểm trở - huyết mạch giao thông chiến lược trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, mảnh đất này còn là nơi ghi danh một chí sỹ yêu nước mà tên tuổi của ông đã đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc, gắn liền với cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Ông là Nguyễn Thái Học.

Sabeco hỗ trợ 80 triệu đồng xây dựng nhà Đại đoàn kết cho hai gia đình TNXP nghèo của tỉnh Yên Bái

YBĐT - Ngày 30/8, Tổng công ty Cổ phần Bia, rượu, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) hỗ trợ 80 triệu đồng giúp đỡ hai gia đình cựu TNXP nghèo xây dựng nhà Đại đoàn kết

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục