Nghệ An: Đã có 3 người chết và mất tích do mưa lũ
- Cập nhật: Thứ hai, 12/9/2011 | 1:51:13 PM
Theo báo cáo nhanh của văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An tính đến 10h ngày 12/9, toàn tỉnh đã có 3 người chết và mất tích, 379 nhà bị ngập, 5 nhà bị sập…một xe ô tô bị cuốn trôi. Hàng nghìn ha lúa, hoa màu trên toàn tỉnh bị ngập. Thiệt hại lớn về cơ sở hạ tầng và sản xuất nông nghiệp.
|
Từ 8 -12/9 do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục qua Trung Trung Bộ kết hợp với hoạt động mạnh của gió đông đến đông nam phát triển từ tầng thấp lên đến 5000m, nên ở Nghệ An đã có mưa vừa, mưa to đến rất to. Lượng mưa đo được đến 7h ngày 12 tháng 9 năm 2011 phổ biến: 100-350mm, có nơi lớn hơn như: Nam Đàn (Nghệ An): 356mm, Cửa Hội: 417mm, Quế Phong: 438mm, Tây Hiếu: 447 mm, Đô Lương: 312mm.
Lũ trên hệ thống sông Cả (Nghệ An) đang lên. Mực nước lúc 7h00 ngày 12/9/2011, trên sông Hiếu tại Quỳ Châu: 71,64m, tại Nghĩa Khánh: 39,14m; trên sông Cả tại Dừa: 22,28m, tại Đô Lương: 15,55m, tại Nam Đàn: 6,57m dưới báo động II: 0,33m.
Thống kê ban đầu về tình hình thiệt hại do mưa lớn đã gây ra trên địa bàn tỉnh đến 10h ngày 12/9, toàn tỉnh đã có 3 người chết và mất tích: 2 người chết (Hai mẹ con: Mẹ là Vi Thị Mùi 40 tuổi và con chưa rõ họ tên, bị lũ cuốn trôi đã tìm thấy xác, thuộc bản Kẻ Trắt và bản Ba Hà xã Thạch Ngàn huyện Con Cuông) và 01 người mất tích (Ông Hoàng Văn Quý 42 tuổi, xóm Canh xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, bị lũ cuốn trôi chưa tìm thấy xác).
Về thiệt hại nhà và tài sản: toàn tỉnh đã có 379 nhà bị ngập, 5 nhà bị sập, 31 nhà bị sạt lở, 1 nhà di dời, 84 hộ dân bị ngập, khu chăn nuôi bị ảnh hưởng đến sinh hoạt….Đặc biệt một xe 7 chỗ (thuộc xã Nghĩa Hồng, huyện Nghĩa Đàn) bị trôi, hiện nay chưa vớt được.
Về nông lâm nghiệp: 3.809 ha lúa thuần bị ngập, 552 ha lúa lai bị ngập, 2.857 ha ngô và rau màu bị ngập, 174 ha diện tích cây công nghiệp bị thiệt hại, hơn 300 con Gia cầm, trâu bò bị cuốn trôi. Hàng nghìn ha hoa màu, thủy sản khác bị ngập và mất trắng.
Bên cạnh đó là hàng nghìn mét kênh thủy lợi bị hư hoảng sạt lở. Hệ thống giao thông bị sạt lở hàng nghìn mét khối.
Nhiều tuyến đường ở các huyện miền núi bị sạt lở ngập nước nổi trội là các vị trí trên đoạn Km129 - Km180 trên quốc lộ 7 thuộc địa bàn xã Tam Quang, Khe Nần, Tam Thái, Lưu Kiền - huyện Tương Dương bị sạt lở ta luy làm ách tắc giao thông. Và quốc lộ 48C đoạn trí Km90 - Km 91 bản Cạp Chạng, xã Yên Hòa, Yên Thắng - huyện Tương Dương cũng bị sạt lở, ngập lụt
Hiện tai thì Ủy ban nhân tỉnh có công điện số 23/CĐ-UBND.NN hồi 15 giờ ngày 11/9/2011chỉ đạo các địa phương, đơn vị ứng phó với mưa lũ; Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã ban hành công điện số 13/CĐ VPTT PCLB&TKCN ngày 10/9/2011 và công điện số 14/CĐ-VPTT PCLB&TKCN ngày 11/9/2011 cảnh báo thời tiết nguy hiểm và chỉ đạo các địa phương, đơn vị ứng phó với mưa lũ.
Sở giao thông vận tải tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông phối hợp với chính quyền địa phương và lực lượng chức năng để tiến hành cắm tiêu, cử người trực và phân luồng đảm bảo giao thông. Các huyện miền núi phía Tây như Quế Phong, Tương Dương… đang triển khai phương án đề phòng lũ quét, và sạt lở đất với các xã nằm ven sông Lam.
(Theo VnMedia)
Các tin khác
YBĐT - Thế là bao trẻ nhỏ lại náo nức, hồi hộp đón chào một cái tết của riêng mình: tết Trung thu - Rằm tháng Tám với trăng tròn vành vạnh, dịu nhẹ hơi sương, náo nức tiếng cười vui trong rộn ràng tiếng trống múa sư tử và “Thơm hương trái chín ngọt lành, dẻo thơm hương cốm với nhành lá sen...”.
YBĐT - Huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đang triển khai Đề án xây dựng trường phổ thông dân tộc bán trú giai đoạn 2011 - 2015.
YBĐT - Không ít người không hiểu, hoặc "cố tình hiểu" xã hội hóa giáo dục (XHHGD) chỉ đơn thuần là huy động sự đóng góp bằng tiền của người dân vào sự nghiệp giáo dục; là tăng học phí ở các cấp học, bậc học.
Khắp các địa phương miền Bắc còn diễn ra mưa, có nơi mưa to. Tại các tỉnh miền Trung, đặc biệt từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập ứng ở vùng trũng.