Không nên “xù” bảo hiểm của người lao động

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/9/2011 | 9:14:33 AM

YBĐT - Mặc dù số thu BHXH trong tỉnh Yên Bái liên tục tăng năm sau cao hơn năm trước, 7 tháng đầu năm phát triển thêm được 2.100 lao động tham gia, số thu tăng 28,82% so với năm 2010 nhưng so với số lượng lao động hiện có của tỉnh thì số tham gia đạt tỷ lệ chưa cao.

Tham gia bảo hiểm y tế sẽ giúp NLđ giảm bớt chi phí khi đi khám chữa bệnh. (Ảnh: Đào Minh)
Tham gia bảo hiểm y tế sẽ giúp NLđ giảm bớt chi phí khi đi khám chữa bệnh. (Ảnh: Đào Minh)

Vài năm trở lại đây, tỉnh Yên Bái đã có nhiều cơ chế, chính sách thông thoáng thu hút đầu tư, nhờ vậy số doanh nghiệp (DN) thành lập mới ngày một tăng, đưa tổng số DN toàn tỉnh lên trên 1.140 DN, thu hút và giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động. Các DN đã và đang đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, vì lợi ích riêng có khá nhiều DN “lách luật”, trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động (NLĐ). Ngoài ra, có không ít DN còn dùng nhiều mánh lới dây dưa nợ đọng đóng BHXH. Đó là thực đang diễn ra tại nhiều DN trên địa bàn.

Mặc dù số thu BHXH liên tục tăng năm sau cao hơn năm trước, 7 tháng đầu năm phát triển thêm được 2.100 lao động tham gia, số thu tăng 28,82% so với năm 2010 nhưng so với số lượng lao động hiện có của tỉnh thì số tham gia đạt tỷ lệ chưa cao. Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp ở doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn nhiều khó khăn thì nghiễm nhiên có nhiều lao động không được thụ hưởng quyền lợi theo luật định.

Thực tế cho thấy, việc đóng BHXH cho NLĐ đang bị một số DN xem nhẹ, một phần do NLĐ chưa hiểu đầy đủ về chính sách, trong khi chủ sử dụng lao động lại luôn tìm đủ cách để lách luật, trốn đóng BHXH cho NLĐ. Có những DN chỉ đóng cho có trên cơ sở mức lương tối thiểu, thấp hơn nhiều so với thu nhập thực tế của NLĐ để giảm mức đóng thuộc trách nhiệm của DN.

Khi đề cập đến vấn đề này, hầu hết các DN đều nói đơn vị mình quan tâm đầy đủ trách nhiệm với Nhà nước và NLĐ. Có DN lại biện minh rằng do khó khăn về tài chính, lao động ngắn hạn, hợp đồng theo mùa vụ... để chậm đóng hoặc chỉ đóng cho một nhóm người nhất định.

Có dịp tiếp xúc với giám đốc một doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ rừng trồng thuộc huyện Trấn Yên, tuy mới đi vào sản xuất được hơn 2 năm nhưng đã thu hút và giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 30 lao động với mức lương bình quân 2.200 ngàn đồng/người/ tháng. Thế nhưng khi hỏi doanh nghiệp có thực hiện đóng BHXH, BHYT cho NLĐ không thì vị giám đốc này trả lời tỉnh bơ: “Chúng tôi vẫn thực hiện đầy đủ nhưng chỉ đóng cho 10 lao động trong số gần ba chục công nhân. Số không đóng chủ yếu là lao động theo mùa vụ”.

Song, khi được hỏi thì một công nhân đang đứng bóc gỗ cho biết anh đã làm ở đây liên tục được gần 2 năm nhưng vẫn không thấy Công ty ký kết hợp đồng lao động mà chỉ thỏa thuận mồm với nhau là mức lương 2.500 ngàn đồng/tháng, tháng làm việc được nghỉ 4 ngày và ngày làm việc đủ 8 tiếng.

Một công nhân khác cho biết, lương của anh cũng được 2.500 ngàn đồng/tháng nhưng hàng tháng bị trừ 100 ngàn đồng, “hình như để đóng BHXH”. Qua đó cho thấy, chỉ tính riêng số tiền “xù “ BHXH cho công nhân ở doanh nghiệp này mỗi tháng ông chủ doanh nghiệp cũng “ăn ra” được một số tiền không nhỏ. Trong khi đó quyền lợi của một số lao động bị giảm sút và một số khác lại bị “tước đoạt”. Đó chỉ là một trong rất nhiều doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh với lý do này, lý do kia để không đóng hoặc chậm đóng tiền BHXH cho NLĐ.

Không đóng BHXH cho NLĐ là hành vi vi phạm pháp luật chúng ta cần lên án và đó không phải cách làm của một ông chủ hay DN chân chính.

Một DN giỏi, một giám đốc tài ba phải xây dựng chiến lược sản xuất, kinh doanh trên thị trường bằng sản phẩm, trí tuệ của mình và của cả công ty để đem lại lợi nhuận chứ không phải bằng cách “xù” tiền đóng BHXH của NLĐ.

Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp “xù” BHXH của NLĐ, quyền lợi của họ không được đảm bảo thì chắc chắn NLĐ đó, không thể gắn bó, dốc hết tâm, sức và trí tuệ với DN. Như vậy, chắc chắn DN đó cũng không thể phát triển bền vững.

Thanh Phúc 

Các tin khác

Theo đại diện của WHO, tổ chức này đang trong quá trình điều tra sát sao để tìm ra nguyên nhân tiềm tàng làm gia tăng đột biến dịch bệnh tại Việt Nam

Giáo sư Nguyễn Tài Thu (người thứ 3 từ trái sang) trao cờ thi đua xuất sắc cho Hội Châm cứu tỉnh Yên Bái.

YBĐT - Ngày 20 và 21/9, Hội Châm cứu tỉnh Yên Bái tiến hành Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2011 – 2016. Giáo sư, Tiến sỹ khoa học, Anh hùng Lao động, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Tài Thu – Chủ tịch Trung ương Hội châm cứu Việt Nam, Phó chủ tịch Hội Châm cứu Thế giới dự Đại hội.

Cán bộ Chi cục Thi hành án thành phố Yên Bái trao đổi nghiệp vụ.
(Ảnh: Ngọc Tú)

YBĐT - Hiện, toàn tỉnh Yên Bái tồn 1.569 việc với trên 11,5 tỷ đồng, chiếm tới 76% về việc và 55,1% về tiền so với tổng số việc tồn. Số việc tồn đọng nhiều nhất vẫn là liên quan đến phạm tội về ma túy, chiếm tỷ lệ 47% về việc, 39% về tiền (767 việc với trên 7,7 tỷ đồng).

Trời se lạnh, người dân ra đường phải mặc áo dài tay.

Không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các tỉnh Bắc Bộ khiến trời trở lạnh về đêm và sáng. Nhiệt độ thấp nhất sáng nay tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn) xuống 13 độ C, Sapa (Lào Cai) 16 độ C, Hà Nội 23 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục