Nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật cho đồng bào vùng cao
- Cập nhật: Thứ sáu, 30/9/2011 | 3:03:42 PM
YBĐT - Những năm qua, kiểm lâm được xác định là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời là cơ quan quản lý Nhà nước, có nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch BVR.
Cán bộ Hạt Kiểm lâm thành phố Yên Bái kiểm tra một xưởng đóng đồ mộc tại xã Hợp Minh. (Ảnh: Trường Phong)
|
Thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm Yên Bái đã cùng Chi hội Luật gia Chi cục Kiểm lâm phối hợp tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) nói chung, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng nói riêng, các nghị định về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, về tổ chức và hoạt động của kiểm lâm, nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng, quản lý thực vật, rừng động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực QL, BVR...
Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và gắn với phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn, động viên các trưởng bản, già làng, người có uy tín trong dòng họ các tổ chức dân cư, hội nghề nghiệp… tham gia tuyên truyền, Yên Bái đã xây dựng 4.250 quy ước BVR, các quy ước đều gắn với các quy định của pháp luật, do đó, quy ước BVR đã hướng mọi người dân trong thôn, bản cùng nhau thực hiện.
Có thể nói, các hình thức TTPBGDPL phong phú và đa dạng đã tác động tích cực đến nhận thức, hành vi của từng người, từng gia đình nông thôn. Ý thức chấp hành pháp luật và hiểu biết pháp luật của nhân dân được nâng cao, người dân vùng cao tiếp nhận được chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần để rừng được bảo vệ và phát triển, đưa độ che phủ rừng từ 56,9% năm 2009 lên 59,2% năm 2010.
Để làm tốt công tác TTPBGDPL cho đồng bào vùng cao, trong thời gian tới, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đề xuất một số giải pháp sau. Cụ thể: tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của cấp ủy Đảng, chính quyền đối với các loại hình TTPBGDPL. Cấp ủy Đảng, chính quyền cần xây dựng kế hoạch cho công tác TTPBGDPL trong mọi lĩnh vực, mỗi hoạt động của địa phương, hình thành hệ thống tại các cụm dân cư, thôn, bản, chỉ đạo và định hướng chặt chẽ, cụ thể hoạt động của các đoàn thể, các tổ chức nghề nghiệp, tăng cường xây dựng và quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, đội ngũ tuyên truyền viên và đội ngũ cán bộ đoàn thể, coi đó là nòng cốt, là hạt nhân của các hình thức TTPBGDPL, tuyên truyền, giáo dục nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào dân tộc vùng cao.
Trình độ dân trí và văn hóa của đồng bào dân tộc vùng cao ở thôn, bản phụ thuộc vào tuyên truyền, giáo dục của xã hội, đoàn thể và các kênh thông tin đại chúng. Do vậy, cần đổi mới công tác TTPBGDPL phải hướng tới phục vụ đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc vùng cao, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy, đặc biệt là tư duy kinh tế. TTPBGDPL cần gắn với phong tục, tập quán của đồng bào nhằm đáp ứng mọi nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của đồng bào dân tộc vùng cao.
Tăng cường cơ sở vật chất, chăm lo xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác TTPBGDPL. Tỉnh cần đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh phí theo hướng hiện đại hóa có trọng tâm, trọng điểm, hướng về cơ sở, đặc biệt là các huyện vùng cao, vùng sâu còn nhiều khó khăn; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác TTPBGDPL có đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ giỏi, dân vận khéo và có năng lực với các hoạt động phong trào gắn với phong tục, tập quán của thôn, bản.
Về lĩnh vực QL,BVR và phát triển rừng, lãnh đạo Chi cục, Chi hội Luật gia Chi cục Kiểm lâm, cơ quan pháp chế, các phòng, ban nghiệp vụ thường xuyên nghiên cứu, học tập, tổng hợp để nắm bắt kịp thời các quy phạm pháp luật để hướng dẫn, tập huấn cho cán bộ toàn lực lượng và tăng cường tuyên truyền thật sâu rộng cho nhiều đối tượng; nghiên cứu, biên soạn các văn bản pháp luật có liên quan, thành một tài liệu tuyên truyền cụ thể theo từng mảng công việc, ngắn gọn, dịch ra tiếng Mông, tiếng dân tộc khác để mọi người dễ hiểu, dễ nhớ.
Trong công tác TTPBGDPL QL,BVR nói riêng, cán bộ kiểm lâm phải bám sát cơ sở để lồng tuyên truyền về pháp luật BVR ở cơ sở, tuyên truyền pháp luật phải gắn với phong tục, tập quán thôn, bản, với đời sống của người dân. Do vậy, công tác này đòi hỏi phải thường xuyên và kiên trì.
Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Yên Bái, Hội Luật gia Chi cục luôn xác định đây là một tiêu chí thi đua khen thưởng và là nhiệm vụ chuyên môn các phòng nghiệp vụ cần phải thực hiện, thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các tuyên truyền viên, dành kinh phí xây dựng tủ sách pháp luật ở cơ sở và có phụ cấp kinh phí cho cán bộ làm công tác TTPBGDPL.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hình thức TTPBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành, sự phối hợp chặt chẽ của đoàn thể. Đó là nhân tố quyết định để công tác TTPBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái đạt hiệu quả cao.
Nguyễn Quang Vinh - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm
Các tin khác
Sau khoảng 40 phút lặng gió, đến 13h40 chiều nay, Quảng Ninh, Hải Phòng gió giật cấp 11 và liên tục đổi hướng. Hàng trăm nhà bị tốc mái, cây cối đổ ngổn ngang. Hà Nội không nằm trong tâm bão, nhưng gió rít liên hồi.
Cục Quản lý Dược yêu cầu các Sở Y tế địa phương chỉ đạo các đơn vị sản xuất, kinh doanh dược phẩm trên địa bàn có kế hoạch dự trữ, cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc men cho nhu cầu phòng, chống thiên tai và bệnh tay, chân, miệng.
YBĐT - Là đơn vị giữ vai trò nòng cốt trong các hoạt động nhân đạo, thời gian qua, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Yên Bái đã bám sát mục đích, nhiệm vụ, thực hiện tốt các hoạt động nhân đạo.
YBĐT - Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có nhiều bước chuyển rõ nét và những kết quả đáng mừng.