PCR - bước ngoặt lớn của y tế
- Cập nhật: Thứ hai, 17/10/2011 | 8:57:45 AM
YBĐT - PCR đi vào hoạt động tại Yên Bái đã đánh dấu một bước ngoặt cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực y tế. Bằng kỹ thuật PCR, từ một lượng khuôn ADN rất nhỏ như: một giọt máu, một sợi tóc hay một tế bào... người ta có thể khuếch đại chính xác, trật tự một lượng lớn lên đến hàng triệu bản nhằm phục vụ cho các quá trình khảo sát trong phản ứng.
Các y, bác sĩ đang tiến hành xét nghiệm bên tủ an toàn sinh học cấp 2.
|
Năm 1985, Nhà khoa học người Mỹ Kary Mulis đã phát minh ra kỹ thuật PCR (phản ứng chuỗi Polymerase) tạo nên một cuộc cách mạng lớn trong đời sống khoa học. Năm 1993, ông được trao giải Nobel về Hoá học nhờ phát minh này. PCR được ứng dụng rất rộng trong y học như: chẩn đoán bệnh ung thư, phát hiện các tác nhân vi sinh vật gây bệnh, xác định độc tố của vi sinh vật, tính kháng thuốc của vi khuẩn… Và chỉ sau 20 năm, tỉnh Yên Bái chính thức có phòng xét nghiệm sinh học phân tử PCR.
Thạc sỹ, Bác sỹ Lê Thị Hồng Vân - Phó giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh cho biết: “Trong tất cả các tỉnh, thành thuộc khu vực phía Bắc, Yên Bái là tỉnh đầu tiên có PCR vào năm 2005. Để có được phòng xét nghiệm sinh học phân tử PCR sớm tại Yên Bái là nhờ những nỗ lực lớn của ngành Y tế”. Năm 2000, ngành Y tế Yên Bái nói riêng và Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh nói chung đã có ý định xây dựng phòng xét nghiệm sinh học phân tử PCR nhưng phải đến năm 2004 ý định này mới được thực hiện.
Đó là việc Sở Y tế cử 2 cán bộ đi học tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương về công nghệ PCR, đồng thời đề nghị Viện tạo điều kiện, giúp đỡ để Yên Bái đưa PCR vào sử dụng. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã chính thức cho Yên Bái mượn lại toàn bộ máy móc PCR. Năm 2005, cùng với việc tu sửa lại toàn bộ phòng ốc phù hợp, đội ngũ các nhà khoa học, các y, bác sỹ có trình độ chuyên môn và qua đào tạo về PCR… Phòng xét nghiệm sinh học phân tử PCR chính thức đi vào hoạt động.
PCR đi vào hoạt động tại Yên Bái đã đánh dấu một bước ngoặt cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực y tế. Bằng kỹ thuật PCR, từ một lượng khuôn ADN rất nhỏ như: một giọt máu, một sợi tóc hay một tế bào... người ta có thể khuếch đại chính xác, trật tự một lượng lớn lên đến hàng triệu bản nhằm phục vụ cho các quá trình khảo sát trong phản ứng.
Trong công nghệ sinh học, PCR được sử dụng trong việc lập bản đồ gen, phát hiện gen, dòng hoá gen, giải mã trình tự ADN; đối với Y học có thể chẩn đoán bệnh ung thư (tìm HPV trong ung thư cổ tử cung, phát hiện gen APC trong ung thư đại tràng, gen BRCA 1 - BRCA 2 trong ung thư vú, gen TPMT trong bệnh bạch cầu trẻ em, gen IgH và TCRy trong u lympho không Hodgkin, gen Rb-105 trong u nguyên bào lưới, gen NF-1,2 trong u xơ thần kinh...), nghiên cứu về hệ kháng nguyên bạch cầu người (HLA, human lymphocyte antigen); phát hiện các tác nhân vi sinh vật gậy bệnh, xác định độc tố của vi sinh vật, tính kháng thuốc của vi khuẩn…
Đến năm 2006, tại xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn có một trường hợp tử vong nghi nhiễm cúm AH5N1, sau khi lấy mẫu bệnh phẩm trên người bệnh nhân xét nghiệm trên PCR đã cho kết quả âm tính. Nạn nhân tử vong không phải do Cúm AH5N1, qua đó đã góp phần ổn định dư luận, người dân xung quanh không còn hoang mang, lo sợ.
Năm 2009, sau khi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương lên kiểm tra phòng xét nghiệm sinh học phân tử PCR tại Yên Bái đã khẳng định Yên Bái đủ tiêu chuẩn và các bước phân tích mẫu bệnh phẩm đúng quy trình. “Đây là thành công lớn đối với ngành Y tế Yên Bái. Nếu như các tỉnh khác, phải gửi các mẫu bệnh phẩm, hoặc bệnh nhận trực tiếp xuống viện xét nghiệm lấy kết quả. Gây tốn kém về kinh phí cũng như thời gian chờ đợi kết quả.
Với Yên Bái thì có thể trực tiếp làm tại địa phương, kết quả đem lại cao và đến năm 2010, Yên Bái chính thức có các máy móc thiết bị PCR mới của các dự án đầu tư, đồng chí Phó giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng cho biết thêm. Hiện nay, Phòng xét nghiệm sinh học phân tử PCR tại Yên Bái có 3 cán bộ y, bác sỹ túc trực thường xuyên và kịp thời kiểm tra, xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm từ các cơ sở đưa về. Bên cạnh đó, PCR nơi đây còn chuẩn đoán được vi rút viêm gan B thông qua mẫu ADN trong huyết thanh, qua phân tích thấy rõ sự phát triển của loại vi rút này từ đó có kết luận chính xác và đưa ra các pháp đồ chữa trị; chuẩn đoán được bệnh lao, viêm phổi, viêm màng não…
Những kết quả ban đầu khi đưa ứng dụng PCR tại Yên Bái gồm: Năm 2010, Phòng xét nghiệm sinh học phân tử PCR của Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh đã làm xét nghiệm 32 mẫu RT - PCR cúm A và phát hiện 1 trường hợp bị; xét nghiệm 10 mẫu RT - PCR cúm B phát hiện 6 trường hợp; xét nghiệm 32 mẫu PT - PCR cúm A/H1N1 phát hiện 10 trường hợp; xét nghiệm 1 mẫu RT - PCR cúm A H5N1, xác định không có trường hợp nào; xét nghiệm 11 mẫu PCR - HBV viêm gan siêu vi B và phát hiện 7 trường hợp. Từ đầu năm 2011 đến nay, Phòng PCR đã làm xét nghiệm 20 mẫu cúm A phát hiện 8 trường hợp; 20 mẫu cúm B phát hiện 1 trường hợp; 20 mẫu cúm A/ H1N1 phát hiện 8 trường hợp; 18 mẫu cúm A/H5N1 không phát hiện trường nào; xét nghiệm 14 mẫu PCR lao không có trường hợp nào và 11 mẫu viêm gan siêu vi B phát hiện 4 trường hợp… góp phần quan trọng vào công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn.
Ngọc Sơn
Các tin khác
YBĐT - Năm 2009 toàn tỉnh Yên Bái có 2.001 ca nạo phá thai, năm 2010 có 1.533 ca, tính riêng 9 tháng đầu năm 2011 đã có 1.649 ca. Những con số này đã cho thấy số ca nạo phá thai đang ngày một gia tăng. Tuy nhiên, đây chỉ là “phần nổi” của “tảng băng chìm”. Mà phần chìm ấy chính là những ca nạo phá thai được thực hiện tại các cơ sở y tế tư nhân.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tại các tỉnh miền Trung đang có mưa to đến rất to khiến trên 16.000 ngôi nhà ngập, nhiều nơi có nguy cơ phải chạy lũ trong đêm.
Mặc dù dịch bệnh đã lan rộng khắp 63/63 tỉnh, thành trong cả nước và ngày nào cũng có người tử vong vì bệnh.
Hội nghị giao ban năm học 2011-2012 của 5 thành phố trực thuộc T.Ư diễn ra sáng qua 14.10 tại Hà Nội đã không “êm ái” khi Bộ GD-ĐT yêu cầu phải nhìn thẳng vào sự thật để xử lý tình trạng lạm thu.