Yên Bái không có người tử vong do bệnh tay chân miệng
- Cập nhật: Thứ tư, 2/11/2011 | 4:19:42 PM
YBĐT - Ngày 2/11, Đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Nguyễn Văn Bình - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng dẫn đầu đã đến kiểm tra tình hình dịch tay chân miệng tại tỉnh Yên Bái.
Đồng chí Ngô Thị Chinh phát biểu tại buổi làm việc.
|
Đồng chí Ngô Thị Chinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành viên Ban chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh làm việc với đoàn.
Thống kê từ tháng 6/1011 tới tháng 10/2011, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có tổng số 428 ca nhiễm bệnh, cao hơn nhiều so với các năm 2008 (252 ca), 2009 (98 ca) và 2010 (41 ca).
8/9 huyện thị, thành phố có dịch gồm: huyện Văn Yên có 121 ca, Lục Yên 117 ca, Trấn Yên 102, thành phố Yên Bái 22, Yên Bình 32, Văn Chấn 20, Mù Cang Chải 2 và Trạm Tấu 1 ca. Đến nay, toàn tỉnh chưa có trường hợp tử vong do dịch tay chân miệng.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Ngô Thị Chinh đã thông báo nhanh với đoàn công tác về công tác chỉ đạo của tỉnh trong phòng chống dịch. Đồng chí cũng kiến nghị với Cục y tế dự phòng, Bộ Y tế quan tâm hơn nữa đến tỉnh Yên Bái trong phòng chống dịch bệnh.
Đồng chí đề nghị các ngành cần nghiêm túc quán triệt Kế hoạch 74 của UBND tỉnh về phòng chống dịch bệnh những tháng cuối năm, trong đó có dịch tay chân miệng; Tăng cường công tác phối hợp, đặc biệt là chế độ thông tin báo cáo. Ngành Y tế cần có nghiên cứu riêng về các dịch bệnh của tỉnh để đưa ra những phương án chính xác trong các tỉnh huống dịch bệnh xảy ra.
Hoàng Oanh
Các tin khác
YBĐT - Từ năm 2006 đến năm 2011, Hội Phụ nữ xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã phối hợp tổ chức 54 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 3.850 lượt hội viên về chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, cá…
YBĐT - Theo thống kê, số lũy tích người nhiễm HIV trong toàn huyện Trạm Tấu (Yên Bái) hiện là 18 trường hợp (tỷ lệ nam giới chiếm 83,3%, nữ giới 16,7%).
Ngày 1-11, tại Hà Nội, Bộ LĐTB-XH đã tổ chức hội thảo xây dựng chương trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2011-2015.
Việt Nam đặt mục tiêu có 20.000 tiến sĩ vào năm 2020. Đường dẫn tới con số ấn tượng này được cho là chông gai và dễ sa xuống vực thành tích vốn là bệnh khó chữa của ngành giáo dục Việt Nam.