Phát triển thành phố Yên Bái: Giữ vững hình ảnh “Đô thị trong rừng”
- Cập nhật: Thứ tư, 9/11/2011 | 9:23:24 AM
YBĐT - Đồ án điều chỉnh quy hoạch thành phố Yên Bái đến năm 2030 đang trong quá trình thẩm định và phê duyệt. Phóng viên Đài TT - TH thành phố Yên Bái đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Lâm Thắng - Chủ tịch UBND thành phố về vấn đề này.
Một góc ở trung tâm thành phố Yên Bái. (Ảnh: Thanh Miền)
|
PV: Thưa ông, xin ông cho biết, việc điều chỉnh quy hoạch thành phố Yên Bái đến năm 2030 có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của thành phố?
Ông Nguyễn Lâm Thắng: Với phương châm quy hoạch phải luôn luôn đi trước và cũng luôn được điều chỉnh để phù hợp với xu hướng phát triển, do đó, việc điều chỉnh quy hoạch của thành phố Yên Bái đem lại ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của thành phố. Đây là cơ hội thuận lợi để thành phố xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trước hết là xây dựng kết cấu hạ tầng.
Từ việc điều chỉnh quy hoạch sẽ đánh giá được điều kiện tự nhiên, hiện trạng, tiềm năng, động lực phát triển và cũng từ đó xác định được tầm nhìn chiến lược, tính chất, quy mô và định hướng phát triển không gian đô thị của thành phố. Trên cơ sở quy hoạch sẽ khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có cũng như làm căn cứ để phân bổ các nguồn lực phát triển một cách phù hợp đồng thời vẫn bảo đảm môi trường sống tốt cho nhân dân, giữ gìn cảnh quan sinh thái.
Cũng trên cơ sở quy hoạch, thành phố sẽ xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển mang tính khả thi vừa bảo đảm yêu cầu mỹ quan đô thị vừa bảo đảm các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố theo hướng hiện đại hóa.
- Trong đồ án điều chỉnh quy hoạch chung, không gian đô thị thành phố Yên Bái được định hướng phát triển như thế nào, thưa ông?
Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung, không gian đô thị của thành phố được định hướng là phấn đấu đến năm 2020, thành phố Yên Bái trở thành đô thị loại II. Phạm vi nghiên cứu quy hoạch thành phố sẽ bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của thành phố Yên Bái và các vùng phụ cận có mối liên hệ, tác động trực tiếp trong phát triển không gian đô thị và kinh tế - xã hội của thành phố Yên Bái; thực hiện chiến lược phát triển đô thị mới song hành với bảo tồn bản sắc, hướng tới một đô thị sinh thái đặc trưng của vùng miền núi phía Bắc bộ.
Về định hướng không gian, sông Hồng sẽ là trục cảnh quan chính của đô thị. Thành phố sẽ được định dạng hai bên sông Hồng. Phía bắc sông Hồng (tả ngạn) sẽ được nâng cấp, bảo tồn và tôn trọng sự phát triển hiện có đồng thời sẽ nghiên cứu nhằm nâng cấp, chỉnh trang đô thị, giữ vững hình ảnh của “đô thị trong rừng”. Khu vực nam sông Hồng (hữu ngạn) là khu đô thị mới sẽ được xây dựng theo hướng hiện đại, có các phân khu chức năng thương mại - dịch vụ, y tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, công nghiệp và khu vực hành chính.
- Xin ông cho biết, để xây dựng và phát triển thành phố theo định hướng quy hoạch của tỉnh, thành phố có những lợi thế và khó khăn gì?
Lợi thế cơ bản nhất là thành phố có được sự nhìn nhận, đánh giá đúng của các nhà lãnh đạo Trung ương, của tỉnh về vai trò, vị trí của thành phố trong sự phát triển chung của vùng, của tỉnh Yên Bái. Các nhà hoạch định đã có tầm nhìn chiến lược về thành phố Yên Bái là một trong các đô thị trung chuyển quan trọng của hành lang kinh tế Vân Nam - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Định hướng này sẽ mở ra cơ hội để Yên Bái phát triển đô thị mạnh mẽ.
Lợi thế nữa là từ năm 2006, thành phố Yên Bái đã được đầu tư, xây dựng, quản lý theo quy hoạch nên về cơ bản, các xã, phường đã được quy hoạch chi tiết, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xó hội của địa phương. Tốc độ xây dựng của thành phố tăng nhanh, bộ mặt kiến trúc, cảnh quan đô thị có nhiều thay đổi. Hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng được quan tâm đầu tư xây dựng, đời sống nhân dân ngày một nâng cao. Kinh tế công nghiệp, thương mại - dịch vụ được chú trọng phát triển.
Thành phố có hệ thống địa hình cảnh quan khá đa dạng, có nét đặc trưng riêng biệt; tỷ lệ cây xanh, hồ nước hợp lý; hình thức đô thị đã mang dáng dấp đặc trưng của đô thị miền núi. Các công trình hạ tầng kinh tế được đầu tư nâng cấp như: giao thông, cấp điện, cấp nước, bưu chính - viễn thông phát triển. Công tác quản lý đô thị luôn được quan tâm, duy trì, giữ gìn cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp, bộ mặt đô thị có nhiều đổi mới.
Khó khăn lớn nhất để thực hiện quy hoạch đúng định hướng là xuất phát điểm về hạ tầng kỹ thuật của thành phố còn thấp kém, trong khi nguồn vốn đầu tư xây dựng hạn hẹp. Hiện thành phố chưa có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải; các công trình phúc lợi công cộng, các thiết chế văn hóa còn thiếu và chưa được đầu tư; nội thành chưa có các điểm đỗ xe.
Cảnh quan đường phố, hệ thống vỉa hè chưa hoàn chỉnh, cây xanh chưa được quy hoạch. Quỹ đất dành cho phát triển một số hạng mục công trình chiến lược về văn hóa - thể dục thể thao chưa được quy hoạch; công tác quản lý đô thị, quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng còn nhiều hạn chế.
Mạng lưới đường giao thông trong thành phố được tổ chức chủ yếu dựa theo địa hình tự nhiên; diện tích đất dành cho giao thông tỷ lệ còn thấp, quy mô đường còn nhỏ, chưa đồng bộ. Hệ thống cây xanh, hồ nước trong thành phố vẫn còn ở dạng tự nhiên, chưa được coi trọng, đầu tư, khai thác và sử dụng có hiệu quả.
- Thưa ông, trên cơ sở đó, để giữ vững định hướng và tôn trọng quy hoạch trong quá trình xây dựng theo quy hoạch, yếu tố nào sẽ được đặc biệt quan tâm ?
Để thực hiện đúng định hướng quy hoạch, quá trình xây dựng phải đi liền với chỉnh trang đô thị, nâng cấp các hạ tầng kỹ thuật; xây dựng các không gian công cộng; hoàn thiện hệ thống vỉa hè và chiếu sáng đô thị; xây dựng một số công trình kiến trúc có điểm nhấn ở các trung tâm; không gian đường phố cần được chỉnh trang theo hướng đô thị, văn minh, hiện đại; đường giao thông được cải tạo, vỉa hè được tổ chức hợp lý, cây xanh được quy hoạch theo từng tuyến đường.
Bên cạnh đó, thành phố cần nâng cao trình độ của bộ máy quản lý Nhà nước về đô thị đồng thời xây dựng các quy chế quản lý đô thị chặt chẽ, khoa học; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân tham gia giữ gìn và quản lý đô thị. Thành ủy Yên Bỏi đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 26/10/2011 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh đô thị trên địa bàn thành phố Yên Bái giai đoạn 2011 - 2015 và đến năm 2020”.
Trên cơ sở đó, thành phố đã hoàn thiện và bắt đầu triển khai tuyên truyền thực hiện Đề án “Xây dựng, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh đô thị trên địa bàn thành phố Yên Bái giai đoạn 2011 - 2015 và đến năm 2020” và đang từng bước xây dựng, hoàn thiện Đề án “Quản lý và phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020”.
Trên cơ sở đó, thành phố sẽ xây dựng các đề án, dự án xây dựng, nâng cấp và chỉnh trang đô thị có phân kỳ từng giai đoạn; bố trí hợp lý các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kiến trúc đô thị. Quá trình xây dựng phải gắn với giữ gìn cảnh quan sinh thái như: xây dựng các phân khu chức năng, tạo ra các trung tâm lớn phải đi liền với việc gìn giữ nét đặc trưng sinh thái của đô thị miền núi và bảo tồn kiến trúc đô thị hiện có. Tổ chức các khu cây xanh, đồi núi, mặt nước tự nhiên thành các khu cảnh quan công viên và đưa các đồi núi tự nhiên vào khu vực nội thành trở thành một yếu tố cấu thành tham gia xây dựng cảnh quan đô thị.
Các hành lang sông, suối và hồ nước sẽ được bảo vệ tối đa để phục vụ cho quá trình thoát nước và tạo cảnh quan điều tiết khí hậu. Các công trình di tích lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt và tu bổ, tôn tạo. Ngoài ra, xây dựng theo quy hoạch phải đáp ứng được nhu cầu sản xuất, phát triển kinh tế - xó hội của địa phương. Phát triển đô thị phải đi đôi với xây dựng các khu dân cư nông thôn gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới.
Đối với những địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh, phải đẩy mạnh việc chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn và gìn giữ môi trường cảnh quan đô thị. Trong tổ chức không gian đô thị, các khu trung tâm sẽ được bố trí tại các vị trí thuận lợi về giao thông để kết nối thuận tiện với các khu chức năng, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động giao thông và phát triển, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ như bưu chính - viễn thông, tài chính...; thành lập các trung tâm giao dịch tập trung; khuyến khích phát triển các trung tâm thương mại. Đồng thời gắn thành phố Yên Bái thành một điểm du lịch nằm trong tuyến du lịch quốc tế Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh để mở ra cơ hội cho thành phố phát triển.
Một yếu tố đặc biệt quan trọng là quy hoạch và xây dựng phải được mọi người dân tham gia, từ việc tham gia vào quy hoạch đến việc tham gia vào xây dựng sau này. Bởi quy hoạch và xây dựng, phát triển đô thị sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân sinh nên người dân phải được tuyên truyền, phổ biến về ý tưởng, phạm vi, phương án quy hoạch, xây dựng… để họ cùng tham gia xây dựng cuộc sống của chính họ. Có như thế mới khai thác được nguồn lực từ nơi dân để xây dựng thành phố ngày càng phát triển.
-Xin trân trọng cảm ơn ông!
Đinh Hương (thực hiện)
Các tin khác
Cuối tháng 11, tại 180 trường thuộc 55 tỉnh, thành phố sẽ chính thức diễn ra đợt khảo sát kết quả học tập "đầu vào" môn Toán và Tiếng Việt của HS lớp 2 và lớp 5.
Từ ngày 4/11 đến nay trên địa bàn Quảng Nam đã có 20 người chết và mất tích do mưa lũ. Riêng trong ngày 8/11, có 10 người chết và mất tích. Để tránh lũ, tỉnh đã tổ chức sơ tán khoảng 6.400 hộ dân với khoảng 25.000 nhân khẩu.
Ngày 8-11, tại hội thảo lấy ý kiến đóng góp về các luật Thuế thu nhập cá nhân và Thuế thu nhập doanh nghiệp, đa số các ý kiến cho rằng, Chính phủ nên xem xét đẩy nhanh lộ trình giảm Thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25% như hiện nay xuống còn 20%, cũng như giảm một số mức Thuế thu nhập cá nhân.
YBĐT - Ở Pá Hu, tôi đã gặp những cô bé, cậu bé học trò cả mùa đông không biết đến đến đôi giày đôi dép, bàn chân trần trầy xước bởi gai rừng, đá nhọn, độc manh áo mỏng che thân chống chọi với cái giá lạnh và sự khắc nghiệt của mùa đông vùng cao… vẫn ngày ngày cơm đùm muối ớt đến trường.