Chính quyền chuyên tâm, học sinh chuyên cần

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/11/2011 | 2:46:15 PM

YBĐT - Thời gian qua, cùng với sự nỗ lực của ngành giáo dục - đào tạo, chính quyền các xã, thị trấn ở Trạm Tấu đã có nhiều hoạt động tích cực, đóng góp quan trọng vào kết quả công tác giáo dục - đào tạo trên địa bàn huyện.

Lãnh đạo các địa phương đã vận động nhân dân tham gia nấu ăn phục vụ học sinh bán trú.
Lãnh đạo các địa phương đã vận động nhân dân tham gia nấu ăn phục vụ học sinh bán trú.

Trừ thị trấn trung tâm huyện, cả 10 xã đều có chung những khó khăn trong đời sống của đồng bào Mông.  Xã Trạm Tấu được coi là nơi thuận lợi hơn nhưng trong số 5 thôn cũng có nơi xa đến 11km, trong khi đường đến thôn chỉ bằng xe máy vào những ngày tạnh ráo.

Bí thư Đảng ủy xã Giàng A Hành cho biết: “Cả xã có 367 hộ thì có tới 291 hộ thuộc diện nghèo. Lãnh đạo địa phương đã phối hợp với nhà trường tạo điều kiện để các em được đi học. Mỗi dịp nghỉ hè, các thôn có trách nhiệm trông coi, giữ gìn các lớp học, đến dịp khai giảng thôn vận động các hộ dân tham gia tu sửa, củng cố lại cơ sở vật chất”. Hội đồng giáo dục của xã được được kiện toàn, mỗi thôn đều có tổ phụ trách, nắm chắc tình hình ở thôn và hoàn cảnh gia đình học sinh. Mỗi khi học sinh nghỉ hoặc đi học không đều, các đoàn thể và cán bộ phụ trách cùng giáo viên đến nhà vận động con em đồng bào xuống lớp, nhờ đó, tỷ lệ học sinh chuyên cần được nâng lên.

Cùng với các điểm trường cắm bản, đây là nơi sớm triển khai mô hình trường bán trú dân nuôi nên người dân đã có sự quan tâm hơn đến chuyện học hành của con em, học sinh đi học theo hình thức bán trú dân nuôi tăng năm sau cao hơn năm trước. Năm học này, toàn trường có 527 học sinh, riêng điểm trường chính có 362, tăng 35 em so với năm học 2010 - 2011, trong đó số học ngủ tại trường tăng từ 115 lên 159 em.

Phấn khởi khi tỷ lệ chuyên cần luôn đạt trên 90% nhưng thầy Nguyễn Duy Tiến - Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS cũng giãi bày không ít khó khăn, nhất là khi chuyển sang trường dân tộc bán trú, trong đó phải kể đến nơi ăn nghỉ, sinh hoạt, chế độ ăn của học sinh trong điều kiện kinh tế khó khăn. Đánh giá cao sự quan tâm của chính quyền cơ sở, thầy Tiến cho biết: “Xã rất ủng hộ các hoạt động của nhà trường, từ việc vận động nhân dân cho học sinh ở nhờ đến tạo điều kiện để trường mượn được 400m2 đất trồng rau, cải thiện bữa ăn cho học sinh. Thiếu lớp, xã cho mượn nhà sinh hoạt cộng đồng làm nơi học tập. Mới đây, xã còn dành trường sở hữu 200m2 đất dự kiến làm nhà văn hóa để mở rộng cơ sở vật chất phục vụ học sinh”.

Với xã Bản Công, tỷ lệ hộ nghèo cũng còn rất cao, song mỗi khi vào đầu năm học, các thôn của xã cũng vận động hàng trăm công lao động tu sửa trường lớp. Người dân đều muốn cho con đi học nhưng ở tuổi THCS, các cháu là lao động chính nên mỗi khi vào vụ thu hoạch lại trở về giúp gia đình. Không ít trường hợp gia đình khó khăn các cháu phải nghỉ học. Mỗi lần vậy, xã chỉ đạo cán bộ cùng giáo viên về thôn vận động, giúp đỡ các hộ khắc phục khó khăn nên tỷ lệ học sinh chuyên cần của Trường Bản Công luôn đạt từ 90% trở lên.

Phó bí thư thường trực Giàng A Chống tâm sự: “Vì thế rất mong Nhà nước có chương trình hỗ trợ về đời sống cho các cháu và tạo thuận lợi cho các thầy cô giáo. Về phía địa phương, chúng tôi sẽ cùng với phụ huynh cố gắng ở mức cao nhất để con em được đến lớp đầy đủ”.

Các xã Pá Hu, Bản Mù, Phình Hồ, Làng Nhì cũng như hầu hết các xã ở Trạm Tấu đã làm tốt việc phối hợp nhà trường và địa phương chăm lo trường lớp, vận động người dân đóng góp ngày công lao động, tạo nguồn lương thực, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, duy trì tỷ lệ chuyên cần. Năm học 2010-2011, tỷ lệ trẻ 6 tuổi trên địa bàn huyện vào lớp 1 đạt 98,7%, học sinh THCS đạt 83%, trong đó học sinh bán trú đạt 65,7%.

Chỉ thị 08/CT-HU ngày 14/4/2011 về “Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo” của Huyện ủy Trạm Tấu đã yêu cầu cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn phải chú trọng công tác quản lý giáo dục, làm tốt công tác quy hoạch, huy động sức dân tu sửa, xây dựng cơ sở vật chất ở những thôn bản chưa được đầu tư, chăm lo cải thiệu điều kiện sinh hoạt và làm việc của giáo viên; thường xuyên kiện toàn hội đồng giáo dục, hội khuyến học, ban vận động học sinh, xây dựng hương ước, quy ước phải trưng cầu ý kiến của già làng, trưởng bản để gắn trách nhiệm của từng phụ huynh, từng gia đình, dòng họ trong việc cho con em đi học; chịu trách nhiệm về công tác huy động số lượng và tỷ lệ học sinh chuyên cần…

Những điều này sẽ tiếp tục giúp chính quyền cơ sở cùng các nhà trường và gia đình làm tốt hơn nữa công tác giáo dục để sự nghiệp “trồng người” ở huyện vùng cao đạt được kết quả khả quan trong thời gian tới.

 Minh Quang 

Các tin khác
Thầy giáo Nguyễn Quang Hợp - Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành tặng quà cho cháu Nguyễn Thị Phương Anh.

YBĐT - Sáng 9/11, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, thành phố Yên Bái phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố, Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức thăm hỏi các cháu có hoàn cảnh gia đình khó khăn tại thành phố Yên Bái.

Ảnh minh họa. Nguồn internet.

Sáng 9-11, Bản Báo cáo Phát triển con người (NHDR) của Việt Nam năm 2011 đã được Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) chính thức công bố tại Hà Nội.

YBĐT - Ngày 9/11, Sở Thông tin và Truyền thông Yên Bái đã phối hợp với Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực VIII tổ chức Hội nghị phổ biến, tuyên truyền các văn bản Quản lý nhà nước về lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông và tần số vô tuyến điện.

Học sinh Trường dân tộc nội trú tiểu học và THCS Pá Hu trong giờ tập thể dục giữa giờ.

YBĐT - Năm học vừa qua, Trạm Tấu đã có 5/11 trường tiểu học - THCS được quyết định chuyển thành trường dân tộc bán trú. Số học sinh tiểu học, THCS của huyện có 5.400 em thì hơn nửa có nhu cầu ở lại trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục