Cải cách chính sách tiền lương: Không thể chỉ trông vào ngân sách nhà nước
- Cập nhật: Thứ ba, 7/2/2012 | 8:21:00 AM
Từ ngày 1-5-2012, lương tối thiểu sẽ tăng thêm hơn 200.000 đồng (từ 830.000 đồng lên mức 1.050.000 đồng), phụ cấp công vụ với cán bộ, công chức (CBCC) cũng tăng lên 25%. Trong vòng 8 năm qua, đây là lần thứ 7, lương CBCC được điều chỉnh.
Điều chỉnh mức lương tối thiểu để công chức có thể sống được bằng lương.
|
- Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, tiền lương của CBCC phải đặt trong mối tương quan với mặt bằng tiền lương, thu nhập của thị trường. Lương và giá liên quan đến nhau, mà giá cả hiện nay khá cao so với mức lương tối thiểu. Vì vậy, việc điều chỉnh tiền lương là tất yếu. Trong giai đoạn tới, hy vọng với những chính sách của Chính phủ trong việc kiềm chế lạm phát cũng như các chính sách của Đảng và Nhà nước thì việc này sẽ được giải quyết dần dần và CCCSTL cũng bảo đảm để công chức sống được bằng lương.
- Với mức lương không bảo đảm được cuộc sống, nhiều công chức phải dựa vào những nguồn thu nhập ngoài để sống. Đến nay, đã có thống kê về thu nhập ngoài lương của CBCC hay chưa?
- Hiện nhiều cơ quan đã thực hiện việc kê khai. Tuy nhiên, hình thức thống kê này cũng chỉ nắm được phần nào chứ không thể toàn bộ. Hơn nữa, việc dựa vào các nguồn ngoài lương để sống cũng rất phong phú như nhiều thanh niên mới đi làm thì vẫn được gia đình nuôi, đó là thực tế; hoặc làm thêm việc khác ngoài giờ. Nhìn chung, không phải CBCC nào cũng có nguồn thu nhập từ bên ngoài, chính vì thế, tăng lương là vấn đề cần thiết.
- Có một thực tế là mức lương giữa khu vực doanh nghiệp (DN) và khu vực hành chính, sự nghiệp đang có khoảng cách khá lớn. Việc này được nhìn nhận thế nào trong CCCSTL?
- Với đợt CCCSTL lần này, những điều bất hợp lý sẽ được xem xét, điều chỉnh để tạo mặt bằng về thu nhập hợp lý hơn giữa công chức với khu vực DN. Thời gian tới, cơ chế tiền lương trong khu vực DN cũng được xem xét để bảo đảm khi tính toán ra thu nhập thực tế giữa người lao động trong khu vực DN và công chức hành chính nhà nước cũng chỉ ở mức tương đối chứ không cách quá xa như hiện nay.
- Trong việc tạo ra nguồn để tăng lương cho CBCC, ngoài ngân sách nhà nước, có cách nào khác không?
- Trong đề án CCCSTL giai đoạn 2013-2020 đã nêu vấn đề này, đó là đổi mới đối với các đơn vị sự nghiệp. Phải làm sao để các đơn vị sự nghiệp có cơ chế thông thoáng để người ta tự phát triển, có nguồn thu nhập cao để trả lương cho CBCCVC trong đơn vị. Như thế, gánh nặng nhà nước cũng bớt đi và sẽ có thêm nguồn để trả lương cho các đối tượng khác. Về tạo nguồn cải cách tiền lương, Bộ Nội vụ đưa ra phương án sẽ tiếp tục thực hiện tiết kiệm 10% kinh phí quản lý hành chính để tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc nâng cao hiệu quả công tác bố trí, sử dụng dự toán ngân sách nhà nước; sử dụng 50% số tăng thu ngân sách địa phương để gắn trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc bố trí, sử dụng biên chế, ngân sách. Đối với địa phương có số thu cao, tự bảo đảm và còn dư nguồn cải cách tiền lương thì được sử dụng nguồn dư đó để chi trả tiền lương tăng thêm không quá 50% so với chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc để thực hiện các nhiệm vụ cấp thiết khác. Sau khi thực hiện các nguồn nói trên mà vẫn còn thiếu thì ngân sách TƯ sẽ bổ sung.
- Có ý kiến cho rằng, nên cắt giảm đầu tư công và những công trình không cần thiết, thậm chí dùng chính những nguồn vốn này để trả lương xứng đáng theo vị trí công việc, quan điểm của ông thế nào về vấn đề này?
- Để tiến tới trả lương theo vị trí việc làm cần có thời gian và lộ trình. Hiện Bộ Nội vụ đang hướng dẫn các đơn vị thực hiện xây dựng vị trí việc làm của từng cơ quan, đơn vị. Trên cơ sở đó tổ chức phân công công việc theo đúng vị trí, tiến tới dần dần xây dựng thang bảng lương và trả lương theo đúng vị trí việc làm. Tôi cho rằng thời gian qua chúng ta đã làm nhiều bước, song việc đổi mới cơ chế đối với các đơn vị sự nghiệp còn chậm. Sắp tới, có thể áp dụng giải pháp chuyển đổi cơ chế cấp phát kinh phí sang hình thức đặt hàng trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu chí của từng loại hình dịch vụ. Đối với đơn vị sự nghiệp công có thu thì được chủ động sử dụng toàn bộ số thu để lại theo chế độ và các nguồn thu hợp pháp khác để chi thường xuyên, trong đó có công tác tiền lương. Tóm lại, cần có cơ chế để cho các đơn vị tự phát triển, có nguồn để tự trang trải cho hoạt động của đơn vị, qua đó có nguồn để trả cho người lao động. Giai đoạn tới cần đẩy mạnh việc này vì nếu chỉ trông chờ vào ngân sách nhà nước sẽ rất khó thực hiện hiệu quả CCCSTL.
- Xin cảm ơn ông!
(Theo HNMO)
Các tin khác
YBĐT - Tòa án nhân dân thành phố Yên Bái vừa đưa ra xét xử bị cáo Dương Phùng Lâm, sinh năm 1962, trú tại tổ 19, phường Yên Thịnh (thành phố Yên Bái) về tội trộm cắp tài sản và Nguyễn Thị Hạnh, sinh năm 1972, trú tại tổ 4, thị trấn Yên Bình (huyện Yên Bình) về tội mua bán trái phép chất ma túy.
YBĐT - Nhằm bảo đảm an ninh chính trị và giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, hàng năm, Công an tỉnh đã triển khai thực hiện nghiêm túc nghị quyết, chỉ thị của Đảng ủy Công an Trung ương, của Tỉnh ủy Yên Bái, kịp thời tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ra các chỉ thị, quyết định về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn, không để bị động, bất ngờ.
Dự báo khoảng gần sáng và ngày 7/2, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến thời tiết các tỉnh miền Bắc nước ta.
Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có không khí ô nhiễm nhất thế giới, theo một nghiên cứu thường niên về môi trường do các trường đại học của Mỹ thực hiện và công bố tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos mới đây.